Có hai loại cây ăn quả thành "tài sản của tỉnh"
(HGĐT)- Sau nhiều năm kiên trì khảo nghiệm một số giống cây trồng, Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng (“Tổng hành dinh” đóng tại Phó Bảng, Đồng Văn) đã thu được những kết quả rất đáng ghi nhận.
Điển hình có 2 loại giống cây trồng nhập nội là lê Đài Loan và đào Vân
Kỹ sư Nguyễn Đức Tính, Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng tâm sự: Để có được sự đánh giá như vậy không đơn giản chút nào. Cán bộ và các kỹ thuật viên, nhân viên của Trung tâm đã phải cố gắng kiên trì thực hiện nhiều năm liền trong khó khăn, thiếu thốn. Cây đào Vân
Ngoài hai loại cây trồng đã được khẳng định là khảo nghiệm thành công kể trên, trong những năm qua Trung tâm còn đồng thời thực hiện việc chăm sóc khảo nghiệm, trồng thử nghiệm nhiều giống cây ăn quả và rau, hoa khác như: Mận Tam hoa (13 cây), táo Israel (40 cây), hồng Ngưu tâm Đài Loan; Dâu tây, củ Dền, A ti sôĐà Lạt; hoa kèn trắng, địa lan, layơn... trong đó cây Dâu tây, củ Dền, mận Tam hoa...và một số cây hoa đạt kết quả rất khả quan. Riêng cây táo Israel được UBND tỉnh cho phép thanh lý huỷ bỏ 40 cây, vì sau nhiều năm khảo nghiệm cho thấy giống táo này đậu quả ít, chất lượng kém do khí hậu kh”ng đủ thời gian và độ lạnh cho cây phân hoá mầm hoa...
Trả lời câu hỏi của chúng tôi về việc làm thế nào để nhân rộng hai loại cây trồng được coi là “tài sản của tỉnh”, anh Tính cho biết: Đầu tháng 12.2006 Trung tâm đã làm tờ trình gửi Hội đồng Khoa học ngành Nông nghiệp - PTNT tỉnh thẩm định đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây lê Đài Loan và đào Vân Nam Trung Quốc tại Hà Giang”. Đề tài này sẽ được thực hiện trên diện tích 8 ha; thời gian thực hiện đến năm 2010; nguồn kinh phí dự toán khoảng 2,5 tỷ đồng. Nội dung đề tài bao gồm: Nghiên cứu bảo tồn vườn cây mẹ đã có; Nghiên cứu cải tạo nâng cao năng suất, chất lượng lê Hà Giang; Nghiên cứu xác định thời vụ, chọn tạo gốc ghép đối với lê Đài Loan và đào Vân Nam; Xây dựng vườn ươm nhân giống chất lượng cao và xây dựng mô hình khảo nghiệm tại 7 huyện là: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Xín Mần, mỗi huyện 1 ha (0,5 ha cho mỗi loại) và 1 ha diện tích cây được cải tạo (Trung tâm thực hiện 0,25 ha, dân thực hiện 0,75 ha) để đánh giá khả năng thích nghi, xác định vùng trồng và khả năng mở rộng vùng trồng hai loại cây này tại Hà Giang; Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng và thâm canh đào Vân Nam, lê Đài Loan; Tuyên truyền mở rộng diện tích, tăng năng suất, sản lượng, tiến tới hình thành vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm đào, lê chất lượng cao... Năm 2007, Trung tâm dự kiến sẽ thực hiện bước một của đề tài trên (nguồn kinh phí dự toán khoảng 900 triệu đồng). Đồng thời với việc nghiên cứu bảo tồn, Trung tâm sẽ chú trọng tới việc chuyển giao kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc hai loại cây này; sản xuất và cung cấp nguồn cây giống lê Đài Loan, đào Vân Nam cho Dự án chia sẻ (DPPR) của tỉnh và các huyện có nhu cầu. Nhưng muốn đạt được hiệu quả cao thì tỉnh cần hỗ trợ 70% giá cây giống và bản thân người trồng đầu tư 30% giá cây giống, cùng với tự túc c”ng lao động, phân bón và các vật tư khác.
Tôi là một nhà báo đã từng viết khá nhiều bài về hiệu quả của các đề tài, dự án được thực hiện trên địa bàn tỉnh trong những năm qua. Bên cạnh các đề tài, dự án có tính khả thi và ứng dụng cao, được thực tế khẳng định là có kết quả tốt, thì cũng thật buồn khi vẫn còn một số đề tài thuộc dạng “thử kêu, bắn tịt” - nghĩa là khi làm “mô hình trình diễn” hoặc “thử nghiệm” thì được đánh giá là tốt, nhưng khi nhân ra diện rộng lại thất bại, gây lãng phí tiền của và giảm sút lòng tin của n”ng dân đối với các tiến bộ mới của KHKT. Nhưng riêng đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây lê Đài Loan và đào Vân Nam tại Hà Giang” mà Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng đang thực hiện lại tạo cho tôi có một niềm tin là sẽ thành công trên bình diện rộng. Bởi lẽ hai loại cây ăn quả này khá gần gũi với các cây trồng bản địa cùng loại của vùng cao Hà Giang, và đi đôi với đó là một cách làm có quy củ, cẩn trọng... của các cán bộ, nhân viên của Trung tâm. Hi vọng niềm tin ấy của tôi sẽ thành hiện thực trong nay mai.
Trước khi kết thúc bài viết, tôi xin trích một đoạn lời bộc bạch của Giám đốc Nguyễn Đức Tính: Ngoài việc nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của cấp uỷ, chính quyền các cấp, của nhân dân và các ngành chức năng trong tỉnh đối với đề tài này, theo chúng tôi, để đề tài thành hiện thực và đi vào cuộc sống thì công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài...) là rất quan trọng.
Đó cũng chính là lí do khiến tôi viết bài báo này.
Ý kiến bạn đọc