Nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước trong hoạt động BC-VT

15:50, 22/02/2007

Là cơ quan mới được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 7.2006, mặc dù buổi ban đầu mới thành lập còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Bộ BC-VT Việt Nam, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành, Sở BC-VT Hà Giang đã từng bước ổn định đi vào hoạt động, phát huy tốt chức năng quản lý Nhà nước và có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh.


Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn như hầu hết cán bộ CCVC của Sở đang làm trong lĩnh vực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, chưa qua các lớp đào tạo về quản lý Nhà nước, công việc mới nhiều bỡ ngỡ, kinh nghiệm quản lý Nhà nước còn yếu. Hiện tại trụ sở để làm việc chưa ổn định, Sở hiện nay phải mượn tạm 3 gian nhà công vụ của UBND tỉnh để dần hoàn thiện cơ cấu tổ chức, trang bị công cụ, phương tiện làm việc còn thiếu, trang thiết bị không đồng bộ, đặc biệt các thiết bị đo kiểm phục vụ công tác kiểm tra thanh tra, giải quyết khiếu nại của các doanh nghiệp và khách hàng...

 

Trong điều kiện mới thành lập nên Sở còn gặp rất nhiều khó khăn. Làm thế nào để thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ của mình? Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Phạm Mã Hùng, Giám đốc Sở BC-VT đã vui vẻ cho biết:Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh, trong xu thế phát triển của đất nước nói chung và của tỉnh Hà Giang nói riêng, công tác thông tin liên lạc, BCVT và CNTT giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống KT-XH và giữ vững chủ quyền của mỗi quốc gia. Đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ thông tin hiện nay thì điều đó lại càng có ý nghĩa to lớn. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn trong điều kiện Sở vừa mới được thành lập và đi vào hoạt động, nhưng Sở BC-VT đã từng bước ổn định bộ máy, thành lập các phòng chuyên môn. Hầu hết các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của Sở đều có trình độ Đại học. Sở đã xây dựng quy chế và nội dung làm việc, phân công cụ thể các chức danh. Tổ chức kiện toàn bộ máy, phù hợp với trìng độ năng lực của từng cán bộ công chức để phát huy tối đa khả năng của từng cá nhân. Tạo điều kiện tốt nhất trên cơ sở hiệ có về cơ sở vật cất trang thiết bị làm việc cho CCVC, phát huy dân chủ trong nội bộ cơ quan. Nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý, Sở đã tổ chức cho một số CCVC của cơ quan đi tham quan học tập mô hình quản lý, kinh nghiệm tổ chức ở các Sở BC-VT và Trung tâm Tin học của một số tỉnh bạn như: Phú Thọ, Hà Nam, Thái Bình, Lào Cai và Lai Châu. Mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động, nhưng phát huy chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở BC-VT đã chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn bảo đảm an toàn an ninh thông tin phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Đảng, Nhà nước, phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân, trong công tác phòng chống lụt bão, các kỳ thi của năm học 2005-2006 đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển KT-XH, AN-QP của tỉnh. Sở đã hướng dẫn các tổ chức kinh doanh dịch vụ BC-VT trên địa bàn thực hiện tốt Thông tư liên tịch của các Bộ, ngành T.Ư về việc quản lý đại lý Internet. Tăng cường kiểm tra chất lượng các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ BC-VT, internet trong việc thực hiện Pháp lệnh BC-VT và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực của ngành. Sở đã khẩn trương hoàn chỉnh đề cương chi tiết quy hoạch phát triển BC-VT và công nghệ thông tin giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 trình UBND tỉnh phê duyệt. Triển khai nhiều chương trình, dự án ứng dụng CNTT vào hoạt động có hiệu quả của các cơ quan chức năng như: Mạng máy tính, tin học phục vụ quản lý công tác của Tỉnh ủy, Dự án CNTT 112 của UBND tỉnh...

 

Năm 2006 đã khép lại, năm mới Đinh Hợi 2007 đã đến, dẫu biết rằng còn rất nhiều khó khăn ở phía trước, nhưng những gì đồng chí Phạm Mã Hùng, Giám đốc Sở BC-VT tâm sự với chúng tôi, tin tưởng rằng đơn vị sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó. Đó là, năm 2007 Sở BC-VT xác định: Một nhiệm vụ có tính chiến lược đơn vị tập trung chỉ đạo đó là triển khai, hướng dẫn thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển BC-VT và CNTT từ năm 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tới các doanh nghiệp khai thác, kinh doanh dịch vụ BC-VT và CNTT trên địa bàn tỉnh để đảm bảo cho việc phát triển BC-VT và CNTT đồng bộ, thống nhất, phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh và chiến lược phát triển ngành BC-VT của Quốc gia.Tham mưu với UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dân thực hiện các quy định của Nhà nước về BC-VT và CNTT. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra toàn diện các hoạt động kinh doanh dịch vụ BC-VT và CNTT. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh, tập trung nguồn lực phát triển Trung tâm CNTT và truyền thông của tỉnh. Tin học hóa các hoạt động của cơ quan Nhà nước thúc đẩy cải cách hành chính và phát triển các dịch vụ công trực tuyến, phát triển các ứng dụng CNTT trong khu vực doanh nghiệp... tạo ra bước phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng và hiệu quả đối với mọi lĩnh vực KT-XH.


Minh Tâm

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thị trường ôtô 2007: Tăng, nhưng không đáng kể!
Theo TS. Udo Loersch, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), thuế đang chiếm gần 50% giá bán lẻ ôtô trong nước.Hỏi: Ông đánh giá thế nào về thị trường ôtô Việt Nam năm 2006?
31/01/2007
Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa
Trong những năm qua, nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi nói riêng của tỉnh ta đã đem lai hiệu quả về KT-XH, góp phần XĐGN, phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, nhìn chung, chăn nuôi vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.
30/01/2007
Vị Xuyên tích cực sản xuất vụ xuân 2007
Là huyện có thế mạnh trong phát triển nông - lâm nghiệp và cây lúa ở Vị Xuyên được coi là cây lương thực chính. Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển khá ổn định và đã thực hiện bước đột phá về thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã
29/01/2007
Tuổi trẻ trước mùa xuân hội nhập
(HGĐT)- Hàng trăm trang trại, hàng nghìn mô hình kinh tế, không“lên gân”, không hô khẩu hiệu, mà họ lao vào những công việc cụ thể, như mô hình chăn nuôi trâu, bò, dê, trồng cỏ trên vùng núi đá phía Bắc của tỉnh; mô hình trồng thảo quả, chè, đậu tương trên dẫy Tây Côn Lĩnh, phát triển lúa cao sản, lúa có giá trị hàng hoá cao, trồng cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu giấy ở
25/01/2007