Trung Thịnh vững bước trên đường đổi mới

10:03, 23/01/2007

(HGĐT)- Cùng với những cố gắng phát huy nội lực trong sản xuất, sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước trong xây dựng hạ tầng cơ sở đã và đang làm cho bộ mặt nông thôn ở Trung Thịnh ngày một thay đổi. Những năm trước đây, đời sống của nhân dân xã Trung Thịnh (Xín Mần) gặp nhiều khó khăn.


Nội bộ Đảng, chính quyền khoá cũ chưa thực sự đoàn kết, gắn bó và không ít cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, thậm chí có đảng viên còn vi phạm kỷ luật làm giảm lòng tin đối với quần chúng nhân dân. Tại Đại hội Đảng bộ xã khoá 17(nhiệm kỳ 2005 – 2010), Ban Chấp hành khoá mới và các cơ sở Đảng được kiện toàn cùng với việc đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ đảng viên, Đảng bộ xã đã quan tâm lựa chọn, tạo nguồn, bồi dưỡng những quần chúng ưu tú để bổ sung cho Đảng; tính từ đầu năm 2005 đến nay, kết nạp được 11 đảng viên mới. Hiện Đảng bộ xã có tổng số 82 đảng viên đang sinh hoạt tại 8 chi bộ, hầu hết đảng viên đều rất trẻ, có trình độ văn hoá, chuyên môn, có lập trường tư tưởng vững vàng, nhiệt tình tham gia công tác xã hội, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

 

Sau khi Ban chấp hành mới đi vào hoạt động, Đảng bộ xã luôn xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, đổi mới về phương thức hoạt động cũng như trong công tác lãnh, chỉ đạo, đồng thời nghiêm túc trong sinh hoạt chính trị, phê và tự phê bình trong toàn Đảng bộ. Duy trì nghiêm chế độ sinh hoạt thường kỳ để đánh giá, đề ra những biện pháp kịp thời, phân công cán bộ, đảng viên phụ trách địa bàn, giúp đỡ các chi bộ yếu kém. Đảng bộ luôn tăng cường công tác kiểm tra, giám sátviệc thực hiện nghị quyết của Đảng bộ các cấp, qua đó việc chấp hành kỷ luật, điều lệ Đảng của mỗi cán bộ đảng viên đã tự giác phấn đấu và có ý thức xây dựng Chi, Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh…Nhờ coi trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng nên 2 năm trở lại đây, Đảng bộ xã Trung Thịnh đã chú trọng lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển KT - XH và XĐGN, bước đầu đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, Đảng bộ xác định điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu và đánh giá được những tiềm năng thế mạnh cũng như những tồn tại khó khăn của xã, từ đó đề ra định hướng để khai thác những tiềm năng về đất đai, lao động, và có những giải pháp trong sản xuất. Hiện nay, nhiều hộ dân trong xã đã biết áp dụng KHKT vào sản xuất, thâm canh tăng vụ và đưa các loại cây trồng giống mới năng suất cao vào sản suất; đặc biệt người dân bố trí hợp lý các loại cây trồng, mở rộng diện tích cây trồng vụ đông, nâng cao hệ số sử dụng đất, góp phần làm tăng nhanh sản lượng lương thực của xã.

 

Cùng với cây lương thực, xã tích cực vận động nhân dân phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm. Hiện tổng đàn gia súc của xã có gần 2.000 con, trong đó: Đàn trâu 137 con, bò 500 con, ngựa 23 con, dê 425 con, đàn lợn 784 con và trên 4.500 con gia cầm. Để nhân dân có điều kiện phát triển mạnh đàn gia súc hàng hoá, trong năm 2006, xã phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện cho 34 hộ vay 165 triệu đồng để mua trâu, bò. Thời gian gần đây, bà con trong xã đã trồng được 2 mô hình rừng kinh tế, diện tích 3,4 ha, 1 mô hình trồng cỏ gắn chăn nuôi 8ha và trồng mới được 34ha cây sa mộc. Hiện nay, Đảng bộ xã Trung Thịnh tập trung vận động nhân dân cải tạo vườn tạp để trồng các loại cây ăn quả truyền thống, có giá trị. Kinh tế ngày một phát triển, Đảng bộ Trung Thịnh có thêm điều kiện quan tâm chăm lo nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, tinh thần cho nhân dận. Các hủ tục dần được xoá bỏ, nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định, hương ước, đoàn kết tham gia xây dựng đời sống văn hoá, gia đình văn hoá, thôn bản văn hoá và không có tệ nạn xã hội. Cùng với những cố gắng phát huy nội lực trong sản xuất, sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước trong xây dựng hạ tầng cơ sở đã và đang làm cho bộ mặt nông thôn ở Trung Thịnh ngày một thay đổi.

Sự nghiệp giáo dục, đào tạo ở Trung Thịnh đã và đang có bước tiến vững chắc, năm học 2005 - 2006, xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia PC THCS, tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường hàng năm đều đạt trên 94,14%. Hệ thống trường lớp học được đầu tư xây dựng khang trang. Nhà văn hoá, bưu điện xã đều đã được xây dựng. Chợ trung tâm xã, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân đóng góp hơn 40 triệu đồng vào xây dựng chợ... Các phong trào như dân số - KHHGĐ, xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa... được thực hiện tốt, an ninh -quốc phòng được giữ vững. Công tác XĐGN được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo năm 2006 giảm được 16,86% so với năm 2005.

 

Bước vào năm 2007, Đảng bộ Trung Thịnh tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, vững bước trên con đường đổi mới, xây dựng quê hương ngày một ấm no, phồn thịnh.

 


Phan Mạnh Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kinh doanh có hiệu quả nhờ nguồn vốn Ngân hàng
HTX sản xuất cây, con giống, dịch vụ tổng hợp và tiêu thụ sản phẩm nông - lâm nghiệp Tiến Mây (Xín Mần) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 3.2005. Sau gần 2 năm hoạt động, nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT huyện, HTX đã từng bước vươn lên, sử dụng đồng vốn vay vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
22/01/2007
Theo nguồn vốn xuống bản
(HGĐT)- Đã nhiều lần làm việc với Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bắc Mê, ông Mai Văn Luyện thường bảo tôi: Anh cứ xuống xã, xuống thôn bản, nghe khách hàng của chi nhánh nói về nguồn vốn ngân hàng, nói về cách phục vụ, anh sẽ hiểu rõ thêm về cách thức phục vụ, giao dịch của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
22/01/2007
Qua 5 năm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh cũng như các ngân hàng Thương mại khác trên địa bàn đã phục vụ tốt các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh góp phần XĐGN cho các thành phần kinh tế cũng như đồng bào các dân tộc toàn tỉnh.
20/01/2007
Chi cục thuế Mèo Vạc đứng đầu về thu thuế môn bài
Huyện Mèo Vạc cũng như những huyện vùng cao khác, đời sống người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn ở đây không chỉ vì thiên nhiên khắc nghiệt, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nông - lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi và dịch vụ mà còn do tập quán người dân sống đa phần, mỗi gia đình một nơi.
18/01/2007