Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa

09:46, 30/01/2007

Trong những năm qua, nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi nói riêng của tỉnh ta đã đem lai hiệu quả về KT-XH, góp phần XĐGN, phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, nhìn chung, chăn nuôi vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.


Để phát triển chăn nuôi thực sự theo hướng sản xuất hàng hóa, tỉnh ta đã có những giải pháp cụ thể trong giai đoạn 2006- 2010 và định hướng cho những năm tiếp theo.

Cán bộ và hệ thống tổ chức làm công tác chăn nuôi còn bất cập, vừa thiếu lại vừa yếu nên chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay. Sự đầu tư cho chương trình giống vật nuôi không đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân. Ngoài ra, thị trường không ổn định, giá cả lên xuống thất thường, làm cho người nông dân khó tính toán đến hiệu quả kinh tế và chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư cho phát triển chăn nuôi...

 

Mục tiêu, giải pháp:

 

Mục tiêu phát triển chăn nuôi trở thành sản xuất hàng hoá trong giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo, tỉnh ta đã đề ra nhiều Nghị quyết về phát triển nông nghiệp - nông thôn, trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp về phát triển chăn nuôi: Trước mắt, các huyện, thị đã và đang rà soát lại quy hoạch phát triển chăn nuôi để điều chỉnh và có sự đầu tư phù hợp với định hướng, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn theo hướng CNH, HĐH, đảm bảo an ninh lương thực; phát triển các đàn vật nuôi phải phù hợp, thích nghi với điều kiện của từng vùng sinh thái, tạo sự phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững; tập trung khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa, sản xuất chăn nuôi với quy mô lớn, xây dựng các mô hình theo hướng trang trại có hiệu quả, đầu tư thâm canh để sản xuất sản phẩm, thương phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, đưa nhanh các ứng dụng tiến bộ mới có hiệu quả vào sản xuất, nhất là đưa các loại giống có năng suất, chất lượng cao vào chăn nuôi; khuyến khích, kêu gọi các tổ chức, các nhà doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn công nghiệp. Hiện tại, các địa phương đã quy hoạch một số diện tích trồng cỏ hợp lý và du nhập các giống cỏ có năng suất, chất lượng cao để cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn vật nuôi. Mỗi năm diện tích trồng cỏ đạt 2.500 ha, phấn đấu đến năm 2010 toàn tỉnh có 15.000 ha cỏ. Vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng từng bước được quan tâm đẩy mạnh; xây dựng các lò mổ gia súc tập trung ở các vùng nông thôn, thị xã, thị trấn; tăng cườngviệc quản lý nhà nước đối với công tác vệ sinh phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; thực hiện tốt công tác xã hội hoá thú y; đẩy mạnh phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Đối với công tác kiểm dịch vận chuyển động vật nuôi được giám sát chặt chẽ, kiểm tra tận gốc từ nơi xuất phát. Những loại gia súc, gia cầm trước khi nhập vào địa bàn làm đúng quy trình, có hồ sơ gốc từ nơi xuất sứ. Các cấp, các ngành có liên quan nâng cao vai trò trách nhiệm thông tin, nghiên cứu, xúc tiến mạnh mẽ việc tìm kiếm thị trường đầu ra, đầu vào của sản phẩm và từng bước làm tốt công tác dự tính, dự báo thị trường sản phẩm chăn nuôi để có bước đi phù hợp trong sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh thị trường lưu thông, kinh doanh con giống, sản phẩm chăn nuôi; vận động các doanh nghiệp, các trang trại chăn nuôi gia súc thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi tập trung. Đáng chú ý, trong mấy năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đều tổ chức Hội thi để bình tuyển đàn trâu, bò có tính vượt trội, đây là cơ hội lớn nhằm nâng cao nhận thức cho bà con nông dân trong phát triển chăn nuôi. Từng bước hình thành nghề nuôi trồng thủy sản. Vấn đề lớn mà tỉnh ta đã và đang làm tốt là việc xác định con người có vai trò quyết định, thu hút cán bộ có năng lực công tác trong ngành đảm bảo với yêu cầu nhiệm vụ mới…

 

Những giải pháp trên là động lực cho việc phát triển chăn nuôi truyền thống, vừa phát triển chăn nuôi tập trung, từng bước hình thành trang trại, gia trại, tổ chức sản xuất chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ và chế biến sản phẩm trên địa bàn, tạo ra khối lượng sản phẩm có giá trị, chất lượng cao, đa dạng và tạo việc làm ổn định, cải thiện đời sống cho nhân dân. Tỉnh ta phấn đấu đến năm 2010, tổng đàn gia súc tăng từ 1,6-1,8 lần so với năm 2005 (đàn trâu tăng 1,4 lần, đàn bò 1,5 lần, đàn lợn 1,6 lần). Để đạt giá trị sản phẩm chăn nuôi trong ngành nông nghiệp trên 40% đối với các huyện vùng cao và trên 30% đối với các huyện vùng thấp, đảm bảo đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao.


Đăng Vũ

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vị Xuyên tích cực sản xuất vụ xuân 2007
Là huyện có thế mạnh trong phát triển nông - lâm nghiệp và cây lúa ở Vị Xuyên được coi là cây lương thực chính. Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển khá ổn định và đã thực hiện bước đột phá về thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã
29/01/2007
Tuổi trẻ trước mùa xuân hội nhập
(HGĐT)- Hàng trăm trang trại, hàng nghìn mô hình kinh tế, không“lên gân”, không hô khẩu hiệu, mà họ lao vào những công việc cụ thể, như mô hình chăn nuôi trâu, bò, dê, trồng cỏ trên vùng núi đá phía Bắc của tỉnh; mô hình trồng thảo quả, chè, đậu tương trên dẫy Tây Côn Lĩnh, phát triển lúa cao sản, lúa có giá trị hàng hoá cao, trồng cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu giấy ở
25/01/2007
Hội đồng tư vấn-Trung tâm khuyến nông triển khai kế hoạch 2007
(HGĐT)- Sáng 24.1.2007, Hội đồng Tư vấn khuyến nông và Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tư vấn và hoạt động khuyến nông năm 2006 và triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2007.
24/01/2007
Giúp nông dân XĐGN làm giàu hiệu quả
(HGĐT)- Nhiều năm qua, phong trào phát triển kinh tế của Hội Nông dân tỉnh và các huyện đã đi vào đời sống nông dân các vùng miền trong tỉnh, mang lại hiệu quả thiết thực, như phát triển mô hình kinh tế nông - lâm nghiệp, trang trại, mô hình kinh tế đa thu nhập, chuyển đổi mùa vụ, cây con, trồng cấy, chăn nuôi hàng hoá có giá trị cao.
23/01/2007