BHG - Khẳng định vai trò “trụ cột” nền kinh tế của tỉnh, thời gian qua, ngành Nông nghiệp đang tháo gỡ khó khăn để phát triển bền vững theo hướng hữu cơ, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.
BHG - Tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế, xã Ngam La (Yên Minh) đã tích cực triển khai các mô hình mới. Qua đó, nâng cao hiệu quả sản xuất, giải quyết việc làm, tạo tiền đề hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
BHG - Ba mũi nhọn chính sách với nguồn lực lớn cùng hướng đến một mục tiêu chung là xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, hạ tầng đồng bộ, phát triển KT - XH toàn diện, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, giảm nghèo bền vững. Sau gần 4 năm quyết liệt triển khai thực hiện, 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đang mang lại diện mạo mới ở Vị Xuyên.
BHG - Nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa; công nghiệp, giao thông, đô thị bứt phá; dịch vụ, thương mại chuyển mình sôi động; thu ngân sách tăng trưởng vượt kỳ vọng… Tất cả đã tạo nên bức tranh kinh tế khởi sắc, trở thành nền tảng vững chắc để huyện Bắc Quang phát triển nhanh và bền vững.
BHG - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm diện tích rừng ngày càng nghiêm trọng, việc phát triển, bảo vệ “lá phổi xanh” của trái đất trở thành nhiệm vụ sống còn đối với môi trường và sự phát triển bền vững. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, huyện Mèo Vạc đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm gìn giữ, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần cân bằng hệ sinh thái và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
BHG - Mặc dù còn gặp không ít khó khăn về địa hình, nguồn lực và nhận thức người dân, song với nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, xã Tả Nhìu (Xín Mần) đã và đang từng bước hoàn thiện các tiêu chí của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM).
BHG - Chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Quang Bình đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô, áp dụng kỹ thuật mới trong chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa, góp phần cải thiện thu nhập, tạo việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
BHG - Những năm qua, huyện Đồng Văn tập trung triển khai thực hiện hiệu quả nguồn vốn từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG): Xây dựng Nông thôn mới; giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
BHG - Thời gian qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Đồng Văn đã thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đưa đồng vốn đến với người nghèo, hộ nghèo, Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống, đổi thay diện mạo nông thôn vùng cao.
BHG - Từ những thửa đất trống, bỏ hoang, trồng ngô kém hiệu quả, anh Giàng Seo Chô, thôn Nàn Ma, xã Nàn Ma (Xín Mần) đã mạnh dạn chuyển đổi thành vườn rau xanh tươi quanh năm. Hơn 3 năm trở lại đây, cây rau đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể, giúp gia đình anh Chô vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ phát triển kinh tế tiêu biểu tại xã.
BHG - Tận dụng hiệu quả tiềm năng về đất đai, khí hậu và địa hình, thời gian qua, người dân xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì) đã tích cực phát triển mô hình chăn nuôi dê theo hướng hàng hóa. Nhờ đó, nhiều hộ không chỉ cải thiện thu nhập mà còn từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững. Cùng với đó, chính quyền địa phương cũng đang đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ, khuyến khích xây dựng thương hiệu “dê sạch”, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và tạo đầu ra ổn định cho người chăn nuôi.
BHG - Xây dựng chuỗi giá trị, nâng tầm đặc sản địa phương gắn với mục tiêu phát triển bền vững… Đó là hướng đi mà xã Tân Quang (Bắc Quang) đang kiên trì thực hiện thông qua Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Từ lợi thế sản xuất nông nghiệp truyền thống, các hợp tác xã (HTX) và người dân không ngừng sáng tạo, nâng hạng “sao” OCOP, tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.
BHG - Ở thôn 3, Khu Trù Sán, xã Túng Sán (Hoàng Su Phì) người dân nơi đây vẫn thường nhắc đến cái tên Nguyễn Quyết Sơn với sự kính trọng xen lẫn khâm phục. Ở độ tuổi 70, khi nhiều người đã chọn nghỉ ngơi an nhàn bên con cháu, ông Sơn vẫn hăng say lao động, phát triển kinh tế gia đình, trở thành tấm gương tiêu biểu trong phong trào “Người cao tuổi làm kinh tế giỏi”.
BHG - Bát Đại Sơn là xã biên giới đặc biệt khó khăn nằm cách trung tâm huyện Quản Bạ gần 30 km. Được mệnh danh là vùng đất cằn, bởi ở nơi biên thùy này thường xuyên phải chịu cảnh hạn hán trong nhiều tháng cùng tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước tưới tiêu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc canh tác, sản xuất và cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại đây.
BHG - Là 1 trong 2 thị trấn biên giới của huyện Đồng Văn, thị trấn Phố Bảng cách trung tâm huyện khoảng 25km. Cũng giống như nhiều xã, thị trấn biên giới khác của huyện, thị trấn Phố Bảng còn nhiều khó khăn về mọi mặt. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng với ý chí tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn của cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn, những năm qua, thị trấn đã giành được những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.