English | Tiếng Việt
Thứ 4, 30/04/2025, 09:48

Quảng bá văn học nghệ thuật trên các nền tảng số của Báo Hà Giang

23:10, 19/04/2025

BHG - Hiện nay, chuyển đổi số đang diễn ra rất mạnh mẽ, tác động đến mọi lĩnh vực đời sống của chúng ta, trong đó có văn học nghệ thuật cũng không ngoại lệ. Vì vậy, việc ứng dụng các nền tảng số để quảng bá các tác phẩm văn hóa, văn nghệ, đồng thời thay đổi cách công chúng tiếp cận với tác phẩm là điều rất cần thiết hiện nay.

Trong những năm qua, Báo Hà Giang đã tích cực tuyên truyền các nội dung liên quan đến văn học nghệ thuật. Trong đó, báo in Báo Hà Giang thường xuyên dành 1 trang của số báo cuối cùng trong tuần để đăng tải các tác phẩm văn học nghệ thuật, thơ ca, truyện, tản văn, ghi nhét của các tác giả trong và ngoài tỉnh. Qua trang báo đã lan tỏa rộng rãi các tác phẩm văn học nghệ thuật đến với mọi tầng lớp nhân dân. Là món ăn tinh thần của bạn đọc trong những ngày cuối tuần.

Một buổi ghi hình Chương trình Tọa đàm Văn học nghệ thuật Hà Giang sau ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025).
Một buổi ghi hình Chương trình Tọa đàm Văn học nghệ thuật Hà Giang sau ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025).

Cùng với báo in, Báo Hà Giang điện tử cũng đã nắm bắt được xu thế phát triển của công nghệ số để quảng bá văn học nghệ thuật của tỉnh trên các nền tảng số. Cụ thể, Báo Hà Giang điện tử đã tổ chức nhiều buổi ghi hình tọa đàm về văn học nghệ thuật, về các nhạc sỹ, nhà thơ tiêu biểu như: Tọa đàm văn học nghệ thuật Hà Giang sau ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025); gặp gỡ, nói chuyện với Ly Mí Cường – chàng thanh niên người Mông mang tiếng khèn vang xa; gặp nhạc sỹ Văn Sỹ Tùng với chủ đề “Mùa Xuân khơi nguồn sáng tạo trong âm nhạc”… Các chương trình tọa đàm được phát trên các nền tảng số của Báo Hà Giang như: Báo Hà Giang điện tử; Fanpage Báo Hà Giang và Youtobe của Báo Hà Giang được đông đảo bạn đọc, bạn xem theo dõi.

Đặc biệt, từ tháng 10.2023, nhằm tiếp cận nhiều đối tượng bạn nghe, đặc biệt là các bạn trẻ, Báo Hà Giang điện tử đã xây dựng chuyên mục đọc truyện trên các nền tảng số của Báo Hà Giang. Các truyện được đọc có nội dung phong phú, hấp dẫn liên quan đến phong tục tập quán, văn hóa và mảnh đất con người Hà Giang nơi Cực Bắc. Truyện được khai thác chủ yếu của các nhà văn, nhà báo là hội viên hội văn học nghệ thuật Hà Giang như: Chu Thị Minh Huệ, Trần Bé, Trần Mỹ Thương, Phương Hồng, Đỗ Bích Thúy, Lục Mạnh Cường…

Các truyện được giàn dựng công phu, phối nhạc phù hợp và được thu âm thành file mp3 và video để quảng bá lên các nền tảng mạng xã hội của Báo Hà Giang như fanpage và youtube.

bb
BTV của Phòng Điện tử (Báo Hà Giang) thực hiện chương trình đọc truyện qua các nền tảng số

Ban đầu, mỗi tháng xây dựng và đọc được 5 truyện, sau tăng lên 7 truyện/tháng và hiện nay là 10 truyện/tháng. Từ khi mở chuyên mục đọc truyện trên các nền tảng số của Báo Hà Giang, đến nay đã xuất bản được trên 80 truyện.

Cùng với các truyện được đọc và chuyển thành các nội dung số nêu trên, Báo Hà Giang điện tử cũng thường xuyên đăng tải các nội dung, ấn phẩm bằng video giới thiệu sách, giới thiệu tác giả, tác phẩm. Đăng tải nhiều ảnh đẹp, ảnh nghệ thuật về phong cảnh, văn hóa, con người Hà Giang của các nghệ sỹ nhiếp ảnh lên các nền tảng số của Báo Hà Giang.

Có thể nói, việc quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật trên các nền tảng số của Báo Hà Giang đã mang lại hiệu quả rất thiết thực. Trung bình mỗi truyện được đăng tải có từ 3-5 nghìn lượt nghe. Đặc biệt, có truyệt đạt 85.700 lượt nghe, gần 800 lượt cảm xúc và trên 70 bình luận như truyện “Hoa nở trên ngực núi” của tác giả Vừ Mai Hương. Qua các truyện được đăng tải trên các nền tảng số đã giúp Báo Hà Giang, tờ báo của Đảng bộ tỉnh Hà Giang tăng khả năng tiếp cận công chúng, vượt qua rào cản về không gian, thời gian. Góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang đến với bạn đọc, bạn xem và bạn nghe.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc quảng bá văn học nghệ thuật trên các nền tảng số của Báo Hà Giang còn những hạn chế, cụ thể như: Báo mới tập trung khai thác và đăng tải chủ yếu vào truyện, tản văn, thơ, các video giới thiệu sách... trong khi những hình thức như podcast đối thoại, truyện tranh số chưa thực hiện; mặc dù có lượt nghe lớn và một số bình luận, nhưng Báo Hà Giang chưa thực hiện và tổ chức các hoạt động tương tác trực tiếp giao lưu với tác giả, hoặc các hình thức lấy phản hồi sáng tạo từ công chúng. Việc sản xuất các nội dung với số lượng còn khiêm tốn (chỉ 10 truyện/tháng), do thiếu nhân lực chuyên về dựng phim, thiết kế âm thanh, sáng tạo nội dung số…

Để khắc phục những hạn chế trên, thời gian tới Báo Hà Giang sẽ tiếp tục tập trung đạo tạo nhân lực chuyên sáng tạo các nội dung số để phát triển thêm các hình thức như podcast chuyên đề, phim tài liệu ngắn, infographic nghệ thuật. Hợp tác với các nghệ sĩ, người kể chuyện, YouTuber, hoặc Tiktoker có uy tín để kể lại truyện, đọc thơ, hoặc chia sẻ cảm nhận về tác phẩm. Tăng cường số lượng các truyện được đọc lên 15 truyện/tháng.

Có thể thấy, trong hành trình 50 năm qua, văn học nghệ thuật của tỉnh Hà Giang nói riêng và của nước ta nói chung đã không ngừng đổi mới và phát triển. Trong kỷ nguyên số, việc quảng bá các giá trị văn hóa nghệ thuật trên nền tảng số không chỉ là nhu cầu thực tiễn mà còn là một nhiệm vụ quan trọng của báo chí hiện nay. Chính vì vậy Báo Hà Giang đã nắm bắt cơ hội, đồng thời chủ động vượt qua những thách thức, để đưa văn học nghệ thuật của tỉnh nhà vươn xa hơn trong thời đại số hóa toàn cầu.

Bài, ảnh: Bảo Quyên


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Viettel miễn phí tạo mới tài khoản chữ ký số Mysign cho người dân trên ứng dụng VNeID
BHG - Theo đại diện Phòng Khách hàng – Doanh nghiệp (Viettel Hà Giang), thực hiện chương trình miễn phí đăng ký mới tài khoản chữ ký số Mysign cho người dân trên ứng dụng VNeID, tính đến thời điểm hiện tại toàn hệ thống đã hỗ trợ tạo tài khoản cho 4.100 khách hàng.
31/03/2025
Xín Mần chủ động thực hiện chuyển đổi số
BHG - Vượt lên khó khăn về cơ sở hạ tầng số, huyện Xín Mần nghiêm túc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị và các chương trình, kế hoạch của tỉnh về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CĐS) Quốc gia.
31/03/2025
Xây dựng hệ thống y tế thông minh, hiện đại và hiệu quả
BHG - Chuyển đổi số (CĐS) đã trở thành động lực then chốt, thúc đẩy sự đổi mới mạnh mẽ trong ngành Y tế của tỉnh. Việc ứng dụng công nghệ số không chỉ là “chìa khóa” mở ra cánh cửa CĐS toàn diện mà còn góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới hệ thống y tế thông minh, hiện đại và hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của Nhân dân.
27/02/2025
Ứng dụng công nghệ phát triển du lịch theo Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị
BHG - Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là điều kiện tiên quyết để phát triển trong kỷ nguyên 4.0 hiện nay. Nằm trong xu thế tất yếu đó, ngành Du lịch (DL) của tỉnh đã chủ động đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ, hướng đến những trải nghiệm thông minh cho du khách, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hỗ trợ cơ quan quản lý Nhà nước giám sát điểm đến hiệu quả.
26/03/2025