Chuyển đổi số mạnh mẽ trong ngành Điện

16:48, 24/09/2024

BHG - Là ngành “xương sống” của nền kinh tế, mọi hoạt động quản lý, vận hành lưới điện và sản xuất, kinh doanh cần có sự nhanh nhạy, kịp thời, chính xác. Xuất phát từ yêu cầu đó, Công ty Điện lực Hà Giang (PC Hà Giang) xác định chuyển đổi số (CĐS) là cơ hội để nắm bắt, áp dụng vào thực hiện nhiệm vụ của đơn vị trên tất cả các lĩnh vực; đặc biệt là trong 10 nhiệm vụ trọng tâm như: Chữ ký số, số hóa quy trình nghiệp vụ, đánh giá quản lý chất lượng nhà thầu, nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu PMIS, bảo dưỡng thiết bị và khai thác hiệu quả tài sản, triển khai CMIS 4.0, Số hóa hồ sơ khách hàng và doanh nghiệp...

Ông Trần Văn Bằng, Giám đốc PC Hà Giang cho biết: Xác định tầm quan trọng và lợi ích to lớn của việc CĐS trong quản lý, vận hành lưới điện, trong sản xuất, kinh doanh, những năm qua PC Hà Giang đã tập trung nhân lực, vật lực cho CĐS. Đến nay, CĐS tại PC Hà Giang đã mang lại hiệu quả thiết thực. Nhờ CĐS, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị đã có bước tiến nhanh, bền vững và hiệu quả, mang lại ngày càng nhiều lợi ích kinh tế kỹ thuật và giá trị mới phục vụ khách hàng. Cũng từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình CĐS của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) và Nghị quyết BCH Đảng bộ tỉnh về CĐS.

Công nhân Điện lực Hà Giang quản lý, vận hành lưới điện trên nền tảng bản đồ (GIS).
Công nhân Điện lực Hà Giang quản lý, vận hành lưới điện trên nền tảng bản đồ (GIS).

Đến nay, PC Hà Giang đã hoàn tất việc cung cấp chứng thư số nội bộ và chứng thư số công cộng cho 100% cán bộ, công nhân viên có nhu cầu ký số trong công việc. Đây là bước tiến quan trọng trong việc số hóa các quy trình nghiệp vụ, đảm bảo tính minh bạch và nhanh chóng trong quá trình xử lý tài liệu, thông tin. Trong quá trình thực hiện CĐS, PC Hà Giang đã tiến hành số hóa phần lớn các quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là những quy trình trong các lĩnh vực quản lý điều hành, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Các quy trình này hiện đang được vận hành trên những phần mềm dùng chung của EVN như Doffice, CMIS, PMIS, ERP, IMIS, giúp nâng cao hiệu quả quản lý và tối ưu hóa quy trình hoạt động.

Để nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu, PC Hà Giang đang dùng phần mềm PMIS để quản lý toàn bộ thông tin thiết bị điện trên lưới điện từ trung áp trở lên. Hiện, đơn vị đã hoàn thành cập nhật 100% thuộc tính thiết bị trên lưới điện, góp phần nâng cao chất lượng dữ liệu và hiệu quả quản lý. Đồng thời thực hiện công tác bảo dưỡng thiết bị dựa trên tình trạng vận hành kết hợp với bảo dưỡng dự phòng theo điều kiện (CBM) cấp độ 3, đây là bước tiến quan trọng trong việc khai thác và bảo dưỡng thiết bị điện hiệu quả, đảm bảo an toàn và ổn định trong quá trình vận hành.

Cán bộ kỹ thuật Điện lực Đồng Văn kiểm tra độ phóng điện cục bộ và những điểm bất thường trong trạm biến áp.
Cán bộ kỹ thuật Điện lực Đồng Văn kiểm tra độ phóng điện cục bộ và những điểm bất thường trong trạm biến áp.

Cùng với đó, CMIS 4.0 - hệ thống phần mềm quản lý thông tin khách hàng đã được PC Hà Giang triển khai đầy đủ, đúng tiến độ theo kế hoạch của EVNNPC, đã giúp tối ưu hóa việc quản lý dữ liệu khách hàng, từ hợp đồng đến các giao dịch liên quan, không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu giấy tờ mà còn tăng cường khả năng truy xuất, quản lý hồ sơ một cách dễ dàng và chính xác.

Trong lĩnh vực tài chính - kế toán, PC Hà Giang đã triển khai chuyển đổi số theo chỉ đạo của EVNNPC giai đoạn 1 trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Hiện, đơn vị đã vận hành 6 quy trình quan trọng, bao gồm: Quản lý hợp đồng IPP và thanh toán tiền mua điện, quản lý hợp đồng mua, bán điện, khảo sát và đánh giá chất lượng dịch vụ, quy trình báo cáo quản lý đo đếm, quy trình báo cáo hỗ trợ điều hành...

Đặc biệt, trong quản lý lưới điện, tự động hóa lưới điện trung áp DMS, PC Hà Giang đã hoàn thành các dự án lớn trong công tác số hóa dữ liệu như: Hệ thống quản lý lưới điện trên nền tảng bản đồ (GIS); xây dựng kho dữ liệu tập trung. Đến nay đã đưa 171 máy cắt điều khiển từ xa về Trung tâm Điều khiển xa và 4 mạch vòng đã được điều khiển từ xa tại Công ty.

Với sự nỗ lực và cam kết mạnh mẽ trong CĐS, PC Hà Giang đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống điện mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong công cuộc CĐS, tạo tiền đề quan trọng cho đơn vị tiếp tục thực hiện thành công các mục tiêu và nhiệm vụ CĐS giai đoạn 2023-2025.

Bài, ảnh:  VĂN NGHỊ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề nâng cao hiệu quả Dịch vụ công trực tuyến
BHG - Sáng 31.8, tại thành phố Đà Nẵng, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, CĐS và Đề án 06 của tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành. 
31/08/2024
Đánh giá kết quả Cuộc thi chuyển đổi số với chủ đề “Xây dựng công dân số tỉnh Hà Giang”
BHG - Sáng 30.7, tại trụ sở UBND tỉnh, Ban Tổ chức Cuộc thi chuyển đổi số với chủ đề “Xây dựng công dân số tỉnh Hà Giang” năm 2024 tổ chức họp, đánh giá kết quả cuộc thi. Đồng chí Đỗ Thái Hòa, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Phó trưởng Ban tổ chức Cuộc thi chủ trì cuộc họp. Dự họp có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.
30/07/2024
Hướng tới 5 nhóm tiện ích cốt lõi trong Đề án 06
BHG - Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06) là “điểm sáng” trong hành trình CĐS của tỉnh, tạo bước đột phá phát triển KT - XH trong thời đại số.
28/08/2024
Thực hiện chi trả lương hưu qua tài khoản
BHG - Hà Giang là một trong 43 tỉnh, thành phố thực hiện chuyển tiền chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng qua tài khoản cá nhân cho người hưởng từ ngày 1.8.2024, song song triển khai linh hoạt các hình thức như: Chi tiền mặt trực tiếp; chi thông qua chủ sử dụng lao động; chi tại nhà nếu là người già yếu, cô đơn, ốm đau, bệnh tật không có khả năng đến điểm chi trả…
24/09/2024