Một số kết quả về sở hữu trí tuệ của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2013-2016

07:10, 29/09/2016

BHG- Hà Giang có điều kiện KT – XH còn rất khó khăn.Nhưng tỉnh có nhiều sản phẩm nổi tiếng từ lâu trên thị trường như: cam Sành, chè Shan Tuyết, rượu ngô men lá, mật ong Bạc hà... Tuy nhiên, trước đây việc xây dựng thương hiệu, tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức nên phần lớn chỉ có người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh và những vùng lân cận biết đến. Giá trị kinh tế của các sản phẩm còn thấp, chưa tương xứng.

Cán bộ tỉnh và xã Sà Phìn (Đồng Văn) kiểm tra sự phát triển của cây Tam giác mạch tại thôn Lũng Hòa ,phục vụ Lễ hội Hoa tam giác mạch 2016 và sản xuất các sản phẩm từ hạt tam giác mạch. Ảnh: Huy Ba
Cán bộ tỉnh và xã Sà Phìn (Đồng Văn) kiểm tra sự phát triển của cây Tam giác mạch tại thôn Lũng Hòa ,phục vụ Lễ hội Hoa tam giác mạch 2016 và sản xuất các sản phẩm từ hạt tam giác mạch. Ảnh: Huy Ba

Đứng trước thực trạng này, những năm gần đây, tỉnh đã có nhiều giải pháp, cơ chế chính sách để thúc đẩy sản xuất, phát triển thương mại nhằm nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm cũng như tăng diện tích, chủng loại, số lượng sản phẩm đặc sản như: Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, quy hoạch vùng sản xuất, hỗ trợ đầu tư sản xuất, tạo điều kiện cho vay các nguồn vốn ưu đãi, hỗ trợ đầu tư xây dựng thương hiệu, tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại, hội chợ... một cách đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và lưu thông hàng hóa trên thị trường.

Năm 2016, thực hiện các chính sách của tỉnh trong việc khuyến khích sản xuất và hỗ trợ xây dựng thương hiệu từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học hỗ trợ 3 dự án xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho các huyện/thành phố (“Rau an toàn thành phố Hà Giang; Hồng không hạt Na Khê – Yên Minh và các sản phẩm từ Tam giác mạch của huyện Đồng Văn). Ngoài ra, theo chủ trương của tỉnh thì các nhãn hiệu khác (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu độc quyền) cũng sẽ được hỗ trợ một lần tối đa 50 triệu đồng/nhãn hiệu.

Đối với KH&CN Hà Giang nói chung, lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng, ngoài việc ưu tiên dành nguồn ngân sách của tỉnh để khuyến khích phát triển sản xuất, đăng ký nhãn hiệu, tỉnh đã đề xuất và kêu gọi sự quan tâm, hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn các chương trình của Quốc gia như Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp; Chương trình Nông thôn Miền núi, Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN); Nguồn vốn sự nghiệp khoa học của Bộ Nông nghiệp để thực hiện các dự án nhằm tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về sở hữu trí tuệ, xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh. Qua đó, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng đã tuyên truyền, phổ biến sâu rộng kiến thức về sở hữu trí tuệ đến đông đảo người dân trong tỉnh, góp phần từng bước nâng cao trình độ dân trí về lĩnh vực sở hữu trí tuệ cho nhân dân.

Đặc biệt, theo xu thế phát triển của thị trường, các doanh nghiệp đã nhận thấy tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu riêng của doanh nghiệp. Nhãn hiệu đã được Nhà nước cấp chứng nhận đăng ký là có sự bảo hộ của Nhà nước về quyền sở hữu. Thông qua việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý, đa dạng hóa về mẫu mã, sản phẩm... thì doanh nghiệp sẽ được người tiêu dùng biết đến, tin tưởng, lựa chọn. Vì vậy, doanh nghiệp ngày càng tạo dựng được uy tín trên thị trường và từng bước xây dựng thương hiệu mạnh cho riêng mình.

Cho đến nay, Hà Giang đã có trên 70 nhãn hiệu được Nhà nước bảo hộ. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức đăng ký thành công nhãn hiệu độc quyền, nhãn hiệu tập thể và đã dần tạo dựng được uy tín trên thị trường như các nhãn hiệu: Vải Lanh Lùng Tám, Rượu ngô Thanh Vân (Quản Bạ); Rượu thóc Nàng Đôn, Fìn Hò trà,  trà  Chiêu Lầu Thi, nhãn hiệu chứng nhận “chè Shan tuyết Hoàng Su Phì” (Hoàng Su Phì); Rượu ngô Làng Táo; Miến dong Gia Long; Tuấn Băng trà (huyện Xín Mần); chè công phu Độ Khoa, chè Shan Hùng An (Bắc Quang); chè Hùng Cường (Vị Xuyên), chè Quang Bình...

Đặc biệt, năm 2013, tỉnh được cấp chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” đối với sản phẩm mật ong Bạc hà – sản phẩm đặc biệt chỉ có thể sản xuất được trên vùng Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn. Nuôi ong (lấy mật ong bạc hà) là một trong hai mũi nhọn trong chương trình phát triển chăn nuôi của tỉnh Hà Giang. Hiện nay, việc quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” đã và đang được tỉnh Hà Giang đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh nhằm phát triền bền vững nghề nuôi ong trên vùng Cao nguyên đá của tỉnh.

Bên cạnh đó, Hà Giang tiếp tục đề xuất và được thực hiện 3  dự án thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp để có căn cứ khoa học tiếp tục đăng ký chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản chủ lực của tỉnh như: Cam Sành, Hồng không hạt và gạo tẻ Già Dui. Kết quả đến tháng 6.2016 hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý “Hà Giang” đối với sản phẩm cam Sành đã được Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ (sản phẩm đã được cấp đăng ký nhãn hiệu tập thể từ năm 2006). Trong 3 tháng cuối năm 2016, tỉnh ta tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý “Quản Bạ”  đối với sản phẩm Hồng không hạt và chỉ dẫn địa lý “Xín Mần” đối với sản phẩm gạo tẻ Già Dui.

Như vậy từ chỉ đạo, định hướng và cơ chế, chính sách phát triển sản xuất, phát triển thị trường thương mại đúng đắn của tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các huyện/thành phố, doanh nghiệp và đặc biệt là việc chủ động tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện của Sở KH&CN, trong những năm gần đây kết quả tích cực về lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã được nâng lên một tầm cao mới. Số lượng đơn đăng ký tăng lên đáng kể, tỷ lệ đơn được cấp giấy chứng nhận bảo hộ của Nhà nước ngày càng tăng cao, nhất là các đơn đăng ký đối với sản phẩm nông nghiệp. Những kết quả đó đóng góp thiết thực vào việc phát triển sản xuất, tạo công ăn làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân.

Phòng Quản lý Chuyên Ngành, Sở KH&CN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lưu ý khi chọn anten thu truyền hình số DVB-T2

Anten là thiết bị quan trọng không thể thiếu được khi thu xem truyền hình số DVB-T2, việc lựa chọn anten loại nào cho phù hợp, anten trong nhà hay anten ngoài trời đang là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn.

31/08/2016
26 tỉnh sẽ tắt sóng truyền hình analog vào ngày 31/12/2016

26 tỉnh thành thuộc giai đoạn 2 tiếp tục bước vào triển khai số hóa truyền hình để có thể ngắt sóng truyền hình analog vào ngày 31/12/2016 tới đây. Trong đó, có 13 tỉnh miền Bắc, 3 tỉnh miền Trung, 3 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và 7 tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.

29/08/2016
"Hãy hành động vì môi trường đô thị xanh, bền vững"

BHG- "Hãy hành động vì môi trường đô thị xanh, bền vững" - chủ đề của Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm nay được phát động trên cả nước từ ngày 19-23.6 đang được cấp ủy, chính quyền, người dân tỉnh ta nhiệt tình hưởng ứng. 

28/09/2016
Đảm bảo môi trường trên các công trình xây dựng thủy điện

BHG - Phát triển thủy điện được tỉnh ta xác định là một trong những lĩnh vực thế mạnh với 46 dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, tổng công suất 775 MW. Trong đó, có 22 nhà máy thủy điện đi vào hoạt động, công suất hàng năm khoảng 354 MW, mỗi năm đóng góp cho ngân sách địa phương nhiều tỷ đồng. 

24/08/2016