Giao thông thông minh: Giải pháp giảm thiểu TNGT?
Xây dựng hệ thống giao thông thông minh dựa trên nền tảng CNTT liệu có là giải pháp cho mục tiêu giảm 50% số người chết vì tai nạn giao thông vào năm 2020 của Việt Nam?
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Việt Nam,tai nạn giao thôngđang cướp đi hơn 9.000 sinh mạng mỗi năm. Chỉ riêng 10 tháng đầu năm 2014, cả nước đã xảy ra gần 21.000 vụ tai nạn, làm gần 8.000 người chết, gần 20.000 người bị thương. Trung bình mỗi ngày có hơn 20 người chết và gần 70 người lâm vào cảnh tàn phế suốt đời vì tai nạn giao thông.
Theo ý kiến của nhiều Đại biểu Quốc hội, có lẽ đã đến lúc Việt Nam cần ban bố tình trạng khẩn cấp về tai nạn giao thông. Nhưng quan trọng hơn, là phải có hành động cụ thể và quyết liệt để giảm số vụ tai nạn, số người thiệt mạng và những hậu quả do tai nạn giao thông để lại.
Giao thông thông minh: Từ xu thế thế giới…
Ứng dụng công nghệgiao thông thông minhlà xu thế của nhiều nước trên thế giới nhằm tối ưu chi phí và đạt hiệu quả lớn nhất cho toàn bộ hệ thống.
Nhật Bản là một điển hình thực hiện hệ thống giao thông thông minh ITS. Hệ thống hỗ trợ lái xe tự động trên đường cao tốc được nghiên cứu và phát triển nhằm cảnh báo những nguy hiểm phía trước trên đường, xác định vị trí của các phương tiện giao thông khác, ngăn ngừa va đập đằng sau. Sự an toàn của lái xe là trách nhiệm của hệ thống này.
Bộ Giao thông Mỹ triển khai công nghệ "giao tiếp" giữa các xe hơi nhằm tránh nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Công nghệ mới được gọi V2V, có thể cải thiện an toàn giao thông công cộng bằng cách cho phép các ô tô “nói chuyện” với nhau và tránh được nguy cơ va chạm nhờ vào việc trao đổi dữ liệu cơ bản như tốc độ và vị trí, với tần suất 10 lần/giây…
Hệ thống giao thông ở Singapore là niềm mơ ước của nhiều nước trên thế giới. Hệ thống thu phí giao thông điện tử (ERP), với các mức phí khác nhau phụ thuộc vào địa điểm và thời gian, từ đó hạn chế xe lưu thông trong giờ cao điểm. Trung tâm Hệ thống giao thông thông minh Singapore (ITSC) chịu trách nhiệm quản lý từ xa hệ thống giao thông, hoạt động 24/7.
Biện pháp xử phạt “nguội”, hay còn gọi là xử phạt gián tiếp vi phạm giao thông qua hình ảnh đã được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc nâng cao ý thức người tham gia giao thông. Đồng thời camera giám sát tất cả hành vi vi phạm trên đường giúp lực lượng cảnh sát giao thông chủ động trong công tác chỉ huy điều khiển giao thông; phát hiện các đối tượng như đua xe trái phép, tội phạm, cướp giật, trộm cắp bằng phương tiện giao thông.
… Và ứng dụng tại Việt Nam
Ủy ban ATGT Việt Nam đặt mục tiêu đến 2020 sẽ giảm 50% số vụ tai nạn. Trong đó, việc nghiên cứu và ứng dụng hệthống giao thông thông minhlà cần thiết nhằm nâng cao chất lượng toàn bộ mạng lưới giao thông, từ đó giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông, giảm số người chết và thương tật do tai nạn giao thông.
Thực tế, những ứng dụng ban đầu của hệ thống giao thông thông minh đã mang lại hiệu quả rõ rệt.
Tại một số thành phố lớn của Việt Nam, dự án ICT giao thông đã được triển khai thử nghiệm để giải quyết các bài toán giao thông: Thu phí giao thông dựa trên thiết bị gắn trên phương tiện; Hệ thống phạt nguội phương tiện vi phạm; thông tin giao thông thu thập dữ liệu từ camera quan sát và vận tốc lưu thông taxi, từ đó thông tin cụ thể cho người tham gia giao thông qua điện thoại hoặc internet.
Ý kiến bạn đọc