Người dùng điện thoại nên tự bảo vệ mình

07:35, 18/08/2014
Để phòng tránh nguy cơ mất tiền từ các vụ lừa đảo, người dùng các thiết bị di động cần phải biết tự bảo vệ mình.

Theo số liệu từ nhiều công ty nghiên cứu, từ đầu năm 2014 đến nay, liên tiếp xảy ra những vụ việc lừa đảo nhắm vào người dùng điện thoại tại Việt Nam, gây tổn thất lên đến hàng trăm tỷ đồng. 

Các chuyên gia của Bkav đã tiến hành nghiên cứu, đưa ra các biện pháp hiệu quả giúp người dùng tự bảo vệ mình trước các nguy cơ lừa đảo đang diễn ra hàng ngày.

Phía người dùng điện thoại

Để phòng tránh nguy cơ mất tiền do cài phải phần mềm giả mạo có chứa mã độc, người dùng tuyệt đối không cài phần mềm từ nguồn không rõ ràng, đồng thời cẩn trọng khi kết nối điện thoại của mình với một máy tính mà không chắc máy tính đó có sạch virus hay không.

 

Cảnh giác trước những tin nhắn yêu cầu bạn phải nhắn tin lại một đầu số dịch vụ, nếu đó là một thông báo trúng thưởng, bạn cần kiểm tra lại thông qua các nguồn thông tin khác hoặc kiểm tra lại với nơi thông báo. Thông thường, bạn không dễ dàng để tự nhiên trúng một cái gì đó. Còn nếu đó là tin nhắn lô đề, bói toán, cờ bạc, bạn cần xóa ngay vì 100% các tin nhắn này là lừa đảo.

Bạn không nên đưa điện thoại cho người khác dùng một cách tùy tiện, cần thiết lập mật khẩu cho màn hình khóa của điện thoại để tránh các rủi ro về việc bị cài trộm phần mềm.

Tốt nhất bạn nên cài các phần mềm an ninh cho điện thoại để chặn tin nhắn rác, quét mã độc gửi tin nhắn tới đầu số tính phí hay mã độc nghe lén.

Về phía cơ quan quản lý

Cần quản lý thật nghiêm việc khai thác các đầu số dịch vụ. Nạn phát tán mã độc gửi tin nhắn tới đầu số tính phí có cùng bản chất với nạn móc túi người sử dụng qua tin nhắn rác, cuộc gọi rác, đều nhằm mục đích là để gửi tin hoặc gọi điện tới đầu số dịch vụ của CP (đối tác cung cấp nội dung của nhà mạng).

Để thu hút người sử dụng, thay vì quảng bá hợp pháp, các CP đã gửi tin nhắn rác, hoặc tạo ra các cuộc gọi lỡ, nhằm lừa người sử dụng nhắn tin, gọi điện đến đầu số thu phí để thu lời. Trường hợp phát tán ứng dụng chứa mã độc là nguy hiểm hơn bởi việc gửi tin nhắn được thực hiện tự động mà người sử dụng không hề hay biết.

Chính vì vậy, quản lý chặt việc khai thác các đầu số dịch vụ của các CP là một biện pháp để có thể loại trừ tận gốc các phần mềm chứa mã độc nhắn tin đến đầu số thu phí, và nạn phát tán tin nhắn rác.


vtv.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác thông tin, truyền thông 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm
HGĐT- Sáng 31.7, Sở Thông tin và truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác thông tin, truyền thông 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Dự có lãnh đạo các ban, ngành và điểm cầu các huyện, thành phố.
31/07/2014
Virus tấn công máy tính, điện thoại như thế nào?
Giúp kết nối mọi người ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ lúc nào, nhưng Internet cũng là một nơi có nhiều cạm bẫy với hàng nghìn loại virus luôn sẵn sàng rình rập để tấn công máy tính, máy điện thoại của bạn.
31/07/2014
Kiểm ngư tiếp nhận tàu hiện đại nhất Việt Nam
Ngày 30/7, tại Quảng Ninh, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đóng tàu Hạ Long đã tổ chức bàn giao tàu kiểm ngư KN-782 cho lực lượng kiểm ngư Việt Nam.
31/07/2014
Cần có quy chế thuê dịch vụ CNTT trong các cơ quan Nhà nước
Bộ TT-TT đang gấp rút soạn thảo Quy chế thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước (CQNN) để trình Chính phủ phê duyệt vào ngày 30-7 tới.
30/07/2014