Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học
HGĐT - 1. Chuẩn bị điều kiện nuôi
Trước khi đem gà về nuôi cần chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện vật chất, kỹ thuật như:
- Chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống. Tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày.
- Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y, vác xin cần thiết cho đàn gà. Chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông.Nền chuồng thiết kế đúng kỹ thuật, cao ráo, thoát nước. Chất độn chuồng: Trấu, dăm bào sạch, dày 5cm -10cm được phun sát trùng trước khi sử dụng. Đảm bảo lưu thông không khí trong chuồng nuôi.
a. Chuồng trại
- Chọn khu đất cao ráo, thoáng mát để xây dựng chuồng gà. Nên làm chuồng theo hướng Đông hoặc Đông
- Nếu nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp (8 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên sàn; 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền).
- Nếu nuôi gà thả vườn, chuồng là nơi để tránh mưa nắng và ngủ đêm, mật độ vườn thả gà đủ điều kiện ít nhất 1con/m2.
- Rào chắn xung quanh vườn bằng lưới B40, lưới nilon, tre gỗ... tùy điều kiện nuôi của từng hộ. Ban ngày khô ráo thả gà ra sân, vườn để gà có khoảng không chơi, buổi tối cho gà về chuồng.
b. Lồng úm gà con
- Kích thước 2m x 1m, cao chân 0,5m đủ nuôi cho 100 con gà.
- Sưởi ấm cho gà bằng đèn (hai bóng 75W dùng cho 100 con gà).
c. Máng ăn
- Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) rải thức ăn trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn. Khi gà 4-14 ngày tuổi cho gà ăn bằng máng ăn cho gà con. Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo.
d. Máng uống
Đặt hoặc treo xen kẽ các máng uống với máng ăn trong chuồng hoặc vườn. Thay nước sạch cho gà 2-3 lần/ngày.
e. Dàn đậu cho gà
- Dàn đậu làm bằng tre, gỗ (không nên làm bằng cây tròn vì trơn gà khó đậu). Dàn cách nền chuồng khoảng 0,5m, cách nhau 0,3-0,4m để gà khỏi đụng vào nhau, mổ nhau và ỉa phân lên nhau.
Làm ổ đẻ cho gà để nơi tối. Một ổ đẻ cho 5-10 con gà mái.
Vườn chăn thả: 1 m2/ 1gà.
2. Chọn giống gà con
- Phải mua con giống có nguồn gốc rõ ràng tại địa chỉ tin cậy
- Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt.
- Chọn gà con 1 ngày tuổi có tiêu chuẩn về ngoại hình như sau: Chân cứng, vững, thẳng, nhanh nhẹn, các ngón chân không cong vẹo; mắt tròn, sáng, ướt và mở hoàn toàn; lông bông phủ kín toàn thân, có màu lông đặc trưng của giống; mỏ cân xứng, không bị lệch, dị hình; rốn khô và khép kín không bị viêm, bụng thon mền.
3. Chăm sóc nuôi dưỡng
- Nên vận chuyển gà con vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Đưa gà vào chuồng úm, cho gà uống nước pha Electrotyle hoặc VitamineC. Từ khi gà nở ít nhất là 12 giờ đến 2 ngày tuổi cho gà ăn tấm, hạt ngô nghiền nhỏ. Sang ngày thứ 3 thì cho ăn thức ăn công nghiệp loại cám hỗn hợp dạng viên dành cho gà con.
- Trộn thuốc cầu trùng vào trong thức ăn cho gà từ ngày thứ 7 trở đi, dùng Rigecoccin 1gr/10kg thức ăn (hoặc dùng Sulfamid trộn tỷ lệ 5%). Dọn phân mỗi ngày cho sạch sẽ.
- Sưởi ấm cho gà dùng bóng điện, chụp sưởi tôn có dây mai so hoặc dùng đèn dầu, đèn bão, đèn măng sông để sưởi ấm cho gà. Tuyệt đối không để gà bị lạnh, nhất là về ban đêm, theo dõibiểu hiện của gà để điều chỉnh cho phù hợp:
+ Nhiệt độ vừa phải: Gà nằm rải rác khắp nền, đi lại ăn uống bình thường.
+ Nhiệt độ thấp: Gà tập trung lại gần nguồn nhiệt hoặc đứng co ro run rẩy.
+ Nhiệt độ cao: Gà tản xa nguồn nhiệt, nằm há mỏ, giơ cánh, thở mạnh, uống nhiều nước.
+ Gió lùa: Gà nằm tụ lại ở một góc kín gió trong lồng.
* Chú ý: Không được sử dụng bếp than để sưởi ấm cho gà con, nên úm vào mùa đông lạnh, nhất là với các huyện vùng cao.
Nhiệt độ và mật độ úmthích hợp cho gà
Ánh sáng: Trong 2 - 3 tuần đầu gà cần được chiếu sáng liên tục 24 giờ/ngày, vừa để điều chỉnh nhiệt độ vừa đảm bảo ánh sáng và gà con sẽ ăn uống được nhiều, để đảm bảo nhu cầu phát triển của cơ thể.
Cho gà uống nước trước khi cho ăn. Dùng nước sạch và thay nước 2 - 3 lần/ngày, tránh làm ướt nền chuồng.
Cho gà ăn bằng khay tôn, khay nhựa, rải thức ăn từng ít một và nhiều lần trong ngày để thức ăn luôn mới. Từ tuần thứ 4 trở đi thay dần bằng máng tre, vầu tự tạo.
Chú ý: Trong khi nuôi cần loại những con còi cọc, nhốt và nuôi riêng để đạt tỷ lệ đồng đều cao. Không nuôi nhiều cỡ gà trong 1 chuồng, trước khi nuôi đợt mới cần phải sát trùng toàn bộ chuồng trại, dụng cụ.
- Phân gà được hốt dọn thường xuyên (nếu nuôi lồng) hoặc cuối đợt (nếu nuôi trên nền trấu) và phải được đem ủ kỹ với vôi bột 3 tháng sau mới đem dùng.
- Khi gà đạt trọng lượng 2kg thì có thể xuất bán.
4. Thức ăn cho gà
- Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp, sao cho đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và Vitamine. Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị mập mỡ làm giảm sản lượng trứng.
- Đối với gà thả vườn thì vấn đề khoáng và vitamine không quan trọng bằng gà nuôi nhốt, vì chúng sẽ tự tìm kiếm theo nhu cầu của cơ thể.
Sau giai đoạn úm có thể cho gà ăn thêm rau xanh
- Ngày đầu tiên chỉ cho gà uống nước, ăn tấm. Thức ăn mỗi lần rải một ít để thức ăn luôn thơm ngon kích thích tính thèm ăn của gà.
- Những ngày kế tiếp tập dần cho gà ăn sang thức ăn công nghiệp. Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày, ăn tự do.
- Nếu sử dụng máng treo để cho gà phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh độ cao của máng để gà ăn một cách thoải mái và tránh rơi vãi thức ăn.
- Nước uống phải sạch và đầy đủ cho gà uống, gà sống lâu hơn nếu thiếu thức ăn hơn thiếu nước.
- Cho gà ăn tự do trong suốt quá trình nuôi, để đèn ban đêm cho gà ăn càng nhiều càng tốt, khi chuyển thức ăn từ loại này sang loại khác phải làm từu từ.
5. Vệ sinh phòng bệnh
- Vệ sinh phòng bệnh là công tác chủ yếu, đảm bảo “Ăn sạch, ở sạch, uống sạch”. Nền chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả.
- Áp dụng nghiêm ngặt lịch phòng vác xin tuỳ theo từng địa phương. Ngoài ra, dùng kháng sinh phòng một số bệnh do vi trùng, đặc biệt đối với gà thả nền thì cần phải phòng bệnh cầu trùng khi cho xuống nền và thả vườn.
- Vác xin phải được làm theo đúng độ tuổi của gà.
Lịch tiêm vác xin
Ý kiến bạn đọc