Phát triển doanh nghiệp KHCN - giải pháp tất yếu cho sự phát triển kinh tế - xã hội
HGĐT- Việc thực hiện chiến lược hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Khoa học – Công nghệ (KHCN) là giải pháp tất yếu, bền vững hiện nay. Cần tích cực nghiên cứu tham gia chương trình hỗ trợ, phát triển thành doanh nghiệp KHCN năm 2014 và các năm tiếp theo nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực.
Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế WTO, kinh tế đất nước có bước phát triển mạnh; đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên, uy tín chính trị đất nước ta trên trường quốc tế được khẳng định, nâng cao rõ rệt. Có được thành quả như hiện nay nhờ đóng góp lớn của doanh nghiệp. Trong những năm qua, doanh nghiệp ngày càng tăng về số lượng, chất lượng. Trong đó chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần thu hút nhiều nhân lực lao động có trình độ cao, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đóng góp và giữ vai trò quan trọng trong duy trì và ổn định nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nền kinh toàn cầu có nhiều biến động khủng hoảng, lạm phát tăng cao... đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế đất nước, trong đó đã tác động mạnh đến doanh nghiệp nói chung. Theo Tổng Cục Thông kê ước tính năm 2013, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 76.955 đơn vị, tăng 10,1% so với năm 2012 với tổng số vốn đăng ký 398,7 nghìn tỷ đồng, giảm 14,7%. Tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động năm 2013 là 60.737 đơn vị, tăng 11,9% so với năm 2012. Trong đó số doanh nghiệp đã giải thể 9.818 đơn vị; số doanh nghiệp ngừng hoạt động 10.803 đơn vị; số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng ký 40.116 đơn vị.Nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp giải thể phá sản là: Lãi suất tiền vay cao, lạm phát lớn, khả năng tiếp cận vốn khó khăn, chi phí vận tải, vật tư tăng cao, trình độ công nghệ sản xuất thấp so với khu vực và quốc tế, chính sách của nhà nước chậm đi vào cuộc sống...
Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không nằm ngoài tình hình doanh nghiệp cả nước nêu trên. Thực tế trong những năm qua doanh nghiệp trên địa bàn phát triển rất mạnh về số lượng cũng như về chất lượng. Theo báo cáo thống kê đến 3.2013 trên địa bàn có 1.339 doanh nghiệp và 636 HTX. Đây là lực lượng trụ cột về kinh tế của tỉnh, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh như: Thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, giao thông xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ lớn. Góp phần rất quan trọng đưa tốc tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tăng mạnh trong những năm vừa qua. Tuy nhiên qua khảo sát nhanh về tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn cho thấy: Đại đa số doanh nghiệp, HTX trên địa bàn đều là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa chiếm tỷ lệ rất thấp. Qui mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, trình độ thiết bị công nghệ sản xuất thấp so với khu vực. Hàm lượng khoa học công nghệ của sản phẩm thấp, đa số sản xuất hàng hóa ở mức sơ chế, bán thành phẩm. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thấp, chưa khai thác tối ưu tiềm năng thế mạnh của địa phương.
Nhận thức rõ tình hình khó khăn chung của doanh nghiệp trên cả nước hiện nay. Đặc biết đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh, trình độ công nghệ thiết bị sản xuất đại đa số còn rất lạc hậu, thấp so với khu vực trên cả nước. Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi các doanh nghiệp, hợp tác xã cần nỗ lực nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất. Nhằm từng bước nâng cao trình độ công nghệ sản xuất như hiện nay. Để trợ giúp cho các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn có cơ hội nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào thực tiễn sản xuất. Đây là qui luật tất yếu, khách quan để tháo gỡ khó khăn chung như hiện nay để phát triển bền vững. Vì thực chất chỉ có thể ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra nhiều qui trình, sản phẩm mới, khai thác tối ưu tiềm năng thế mạnh của địa phương. Với mục tiêu nâng cao năng suất chất lượng, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững trong điều kiện nền kinh tế thị trường hội nhập sâu rộng hiện nay. Đảng, Nhà nước đã sớm có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức KHCN công lập. Xây dựng phương án, đề án, chuyển đổi thành doanh nghiệp KHCN phù hợp qui luật tất yếu khách quan. Một trong chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước đó là Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KHCN và tổ chức KHCN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Với nhiều nội dung hỗ trợ hấp dẫn như: “Hỗ trợ các hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KHCN; hỗ trợ thành lập cơ sở đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hỗ trợ tổ chức, cá nhân phát triển ý tưởng, nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, sản phẩm mới làm cơ sở để thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hỗ trợ các tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng trang thiết bị, dịch vụ tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ để chuẩn bị hình thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ”. Đây là chủ trương, chính sách cứu cánh phù hợp thực tiễn, giải pháp tất yếu để các doanh nghiệp phát triển bền vững. Nhận thức sâu sắc cơ hội này, UBND tỉnh sớm ban hành Công văn 1644/UBND-NN ngày 12/6/2013, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Sở KHCN có văn bản hướng dẫn các cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội tham gia chương trình.
Hy vọng năm 2014 là năm khởi sắc, nhiều doanh nghiệp, HTX, Trung tâm KHKT công lập tham gia chương trình, đem lại hiệu quả trực tiếp cho cá nhân, đơn vị và nền kinh tế - xã hội trên địa bàn. Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới một cách bền vững, đúng tinh thần Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đề ra.
Ý kiến bạn đọc