Phát hiện kim cương bên dưới các núi băng Nam cực
08:26, 20/12/2013
Các nhà khoa học vừa phát hiện bằng chứng khá thuyết phục về việc kim cương tồn tại bên dưới các núi băng ở Nam cực.
Vừa rồi, các nhà khoa học Trung tâm khảo sát Nam cực, Anh đã xác định một loại đá nằm trong khu vực băng vĩnh viễn, chứa các loại đá quý. Cụ thể, họ đã tìm thấy ba mẫu đá kimberlite trên sườn núi Meredith, phía bắc dãy núi Prince Charles.
Các nhà khoa học cho biết thêm kim cương được hình thành từ cacbon tinh khiết tại khu vực có độ sâu khoảng 150km trong vỏ trái đất, nơi có nhiệt độ cực cao và áp suất lớn. Khi các hoạt động địa chất xảy ra, như núi lửa phun trào, dòng dung nham nóng sẽ mang theo tinh thể kim cương lên bề mặt, thường được bảo quản bên trong một loại đá xanh được gọi là kimberlite.
Vì thế, việc phát hiện đá kimberlite là đầu mối quan trọng trong việc xác định sự tồn tại của kim cương. Điều này đã được giới chuyên gia chứng minh trong việc tìm kiếm kim cương tại các khu vực khác trên thế giới như châu Phi, Siberia và Úc.
Tuy nhiên, trong một nhóm đá kimberlite, chỉ có khoảng 10% lượng kim cương hoặc hơn chút đỉnh mang giá trị kinh tế. Vì thế, việc khai thác kim cương tại Nam cực càng phải được cân nhắc kỹ lưỡng hơn.
Theo nghị định bảo vệ môi trường của Hiệp ước Nam cực năm 1991, mọi hoạt động phục hồi các tài nguyên khoáng sản ở Nam cực cho mục đích thương mại đều bị cấm, duy nhất được chấp thuận cho các mục đích nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, vào năm 2041 điều đó có thể được thay đổi.
Các nhà khoa học cho biết thêm kim cương được hình thành từ cacbon tinh khiết tại khu vực có độ sâu khoảng 150km trong vỏ trái đất, nơi có nhiệt độ cực cao và áp suất lớn. Khi các hoạt động địa chất xảy ra, như núi lửa phun trào, dòng dung nham nóng sẽ mang theo tinh thể kim cương lên bề mặt, thường được bảo quản bên trong một loại đá xanh được gọi là kimberlite.
Vì thế, việc phát hiện đá kimberlite là đầu mối quan trọng trong việc xác định sự tồn tại của kim cương. Điều này đã được giới chuyên gia chứng minh trong việc tìm kiếm kim cương tại các khu vực khác trên thế giới như châu Phi, Siberia và Úc.
Tuy nhiên, trong một nhóm đá kimberlite, chỉ có khoảng 10% lượng kim cương hoặc hơn chút đỉnh mang giá trị kinh tế. Vì thế, việc khai thác kim cương tại Nam cực càng phải được cân nhắc kỹ lưỡng hơn.
Theo nghị định bảo vệ môi trường của Hiệp ước Nam cực năm 1991, mọi hoạt động phục hồi các tài nguyên khoáng sản ở Nam cực cho mục đích thương mại đều bị cấm, duy nhất được chấp thuận cho các mục đích nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, vào năm 2041 điều đó có thể được thay đổi.
hanoimoi.com.vn
Ý kiến bạn đọc