Sự sống ở trái đất bắt nguồn từ sao Hỏa
Một giả thuyết mới nêu khả năng sự sống bắt đầu trên sao Hỏa rồi được chuyển đến trái đất do thiên thạch.
Từ lâu, giới khoa học thắc mắc làm thế nào các nguyên tử có thể kết hợp với nhau để tạo nên thành phần phân tử của 3 cơ thể sống chủ yếu là ribonucleic acid (RNA), deoxyribonucleic acid (DNA) và protein.
Các phân tử kết hợp thành chất liệu di truyền này phức tạp hơn rất nhiều so với hóa chất hữu cơ tiền sinh học có chứa carbon, được cho là đã tồn tại trên trái đất hơn 3 tỉ năm trước, trong đó RNA xuất hiện đầu tiên.
Năng lượng như nhiệt năng và quang năng tác động vào các phân tử hữu cơ không thể tạo ra RNA. Các nhà khoa học cho rằng RNA cần được tạo thành khuôn từ những nguyên tử kết tinh theo dạng bề mặt khoáng chất.
Các khoáng chất có tác dụng nhất để tạo khuôn cho RNA đã phân hủy trên bề mặt đại dương ở thời phôi thai của trái đất nhưng theo GS Benner, chúng có rất nhiều trên sao Hỏa. Do đó, ông nêu khả năng sự sống bắt đầu trên sao Hỏa.
GS Bennen giải thích: “Chỉ khi nào mobybdenum trở nên ôxy hóa cực cao nó mới tác động đến cách đời sống ban đầu hình thành. Dạng molybdenum không thể có ở trái đất vào lúc sự sống hình thành vì 3 tỉ năm trước đây, trái đất rất thiếu ôxy nhưng ở sao Hỏa có ôxy rất nhiều.
Mặt khác, ông Benner cho rằng môi trường của sao Hỏa lúc đó khô hơn và đó cũng là điều kiện thích hợp hơn cho sự sống hình thành.
Ý kiến bạn đọc