Những loài rùa lạ nhất thế giới

07:57, 27/09/2013

Những con rùa gai, rùa cổ dài, rùa bướu đen khiến không ít người ngạc nhiên về hình dáng kỳ dị và những đặc điểm "có một không hai" của chúng.


1. Rùa gai

10_1379730992_1379731129.jpg

Rùa gai là loại rùa có loại mai đặc biệt, sống ở khu vực Đông Nam Á. Giống như nhiều loài rùa khác, số lượng loài bò sát này ngày càng giảm dần trong nhiều năm gần đây vì bị bắt làm thịt và hạn chế môi trường sống.

Rùa gai có mai hình răng cưa và nhiều mấu nhọn. Những mấu nhọn này ban đầu sắc hơn và dần dần mòn đi theo thời gian. Đây được coi là vũ khí bảo vệ chúng khi còn nhỏ, đồng thời là hình thức ngụy trang khiến loài rùa trông giống như lá cây.

2. Rùa mai mềm Trung Quốc

9_1379738014_1379738294.jpg

Loài rùa này có cách thải nước tiểu rất đặc biệt đó là thải qua đường miệng mà giới khoa học không ghi nhận thấy ở loài động vật nào khác. Khả năng đặc biệt này giúp chúng có thể sống ở những vùng nước mặn vì chúng không tiết ra nhiều nước thải để cần bổ sung vào nhiều nước thay thế. Rùa mai mềm sống ở nhiều nơi thuộc châu Á, trong đó có Việt Nam.

3. Rùa sông Mary, Australia

8_1379738436_1379738454.jpg

Rùa sông Mary được tìm thấy ở khu vực sông Mary, Queensland, Australia. Loài rùa này có nhiều màu sắc như đỏ, xanh, đen, nâu. Đầu rùa nhỏ, đuôi dài so với kích thước cơ thể. Một con rùa cái cần 25 năm và một con rùa đực cần 30 năm để trưởng thành. Quá trình hô hấp của rùa Mary diẽn ra trên cạn, tuy nhiên loài rùa này cũng có thể hấp thụ oxy ở dưới nước thông qua các bộ phận nằm ở phần đuôi. 

4. Rùa mai mềm gai 

7_1379739131_1379740938.jpg

Rùa mai mềm gai sống ở Mỹ, Canada và phía bắc Mexico. Đây là loài rùa có hình thù khá kỳ dị với đầu hình tam giác, mai phẳng, tròn, nhiều đốm đen. Theo thời gian, các đốm đen này sẽ mờ dần đi. Rùa mai mềm gai có mũi dài, mỏng, nhiều phần thừa hình nón trên trên phía trước mai. Giới tính của loài rùa này chịu sự chi phối của gene, trong khi ở hầu hết các loài rùa khác, giới tính được quyết định bởi yếu tố nhiệt độ và môi trường trên cát.

5. Rùa cổ dài phương Đông

6_1379739982_1379740850.jpg

Rùa cổ dài phương Đông là loài rùa sống ở các hồ của Australia. Đây là loài rùa có cổ dài hơn so với những loài rùa khác. Chiếc cổ dài của con rùa tỷ lệ thuận với độ lớn của mai. Với hình dạng khá giống rắn, người ta còn gọi đây là rùa cổ rắn. Con rùa tận dụng ưu thế cổ dài để săn mồi. Khi bị đe dọa, loại rùa này sẽ phóng ra một chất dịch có mùi kinh khủng từ khoảng cách 1 m khiến các động vật khác phải tránh xa.


 

6. Rùa bướu đen

5-4831-1379898399.jpg

Đây là giống rùa có kích thước khá nhỏ, sống chủ yếu ở các con sông nước ngọt như Missisippi và Alabama, Mỹ. Đặc điểm nổi bật của rùa bướu đen là có nhiều mấu nhọn trên mai và bớt nhọn dần khi rùa già. Mặt bên dưới mai rùa thường có màu xám hoặc màu xanh. Rùa bướu đen chủ yếu ăn côn trùng.

7. Rùa đầu to

4-5731-1379898399.jpg

Rùa đầu to sống ở khu vực Đông Nam Á. Đặc điểm nổi bật của loài rùa này là chiếc đầu rất lớn. Rùa đầu to có mai màu nâu và khá mượt, trơn. Không giống những loại rùa khác, loài rùa đầu to không thể thụt đầu vào mai, vì vậy chúng có một chiếc “mũ bảo hiểm” bằng xương để tránh những va chạm vào đầu. Để tự bảo vệ, rùa đầu to dùng bộ hàm chắc khỏe của mình. Nõ cũng có thể trèo cây, trèo đồi. Rùa đầu to là loài động vật bị đe dọa do con người săn bắt quá nhiều.

8. Rùa mũi lợn

3-6111-1379898399.jpg

Rùa mũi lợn sống ở New Guinea và Australia. Đây là loài rùa nước ngọt duy nhất có cấu tạo chân chèo giống rùa biển. Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật nhất của loài rùa này đó là chiếc mũi khá giống mũi lợn. Chiếc mũi có thể hoạt động như một ống thở, nhô lên trên mặt nước. Chiếc mũi lợn của loài rùa rất nhạy cảm với các chuyển động và giúp chúng dễ dàng bắt được con mồi dưới nước. Số lượng rùa mũi lợn đã giảm đến hơn một nửa trong vòng 50 năm qua.

9. Rùa cổ ngắn bụng đỏ

2-4223-1379898399.png

Mai rùa có màu cam ở viền và ở mặt bên trong. Màu sắc của mai nhạt dần khi rùa già đi, tuy nhiên vẫn có thể nhìn rõ khi rùa trưởng thành. Rùa cổ ngắn bụng đỏ sống chủ yếu dưới nước, chỉ lên bờ để làm ổ hoặc tắm nắng. Khi tắm nắng, những chuyển động cổ họng của chúng xuất hiện, nước mắt sẽ chảy lên mặt và đi xuống miệng con rùa, trong khi đó nó vẫn liên tục há và ngậm miệng, tương tự như hành động thở của loài chó.

10. Rùa áo giáp châu Phi

1-1736-1379898399.jpg

Rùa áo giáp châu Phi có thể bốc ra một thứ mùi vô cùng kinh khủng từ 4 tuyến dịch ở mỗi chi. Khi rùa cái đẻ trứng, chúng thường chọn một nơi và đi tiểu để làm mềm đất và đào hố dễ dàng hơn. Loài rùa này thường bắt những con mồi lớn như chim bồ câu, rắn và cả những con rùa khác. Đây là loài rùa duy nhất được biết đến với đặc tính săn mồi theo đàn.


Vnexpress

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhân lực CNTT: Cần chất lượng hơn số lượng
Bên cạnh việc phát triển số lượng để khỏa lấp sự thiếu hụt nhân lực trong ngành công nghệ thông tin (CNTT), thì việc đào tạo những kỹ sư đủ chất lượng là rất quan trọng, giúp CNTT của Việt Nam “bước cùng” với thế giới.
30/08/2013
Viettel chính thức tuyên bố từ bỏ khái niệm nhà mạng viễn thông
Ngày 28/8/2013, Trung tâm Giải pháp Công nghệ thông tin, đại diện cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã tham dự Hội thảo và Triễn lãm Quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2013 do Ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin (CNTT), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG tổ chức tại Hà Nội.
29/08/2013
Cảnh giác với ứng dụng miễn phí
Các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo, thói quen sử dụng dịch vụ miễn phí có thể khiến người dùng bị mất thông tin cá nhân quan trọng.
28/08/2013
Nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động KHCN những năm tiếp theo
HGĐT- Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) trên địa bàn tỉnh những năm qua đạt được nhiều thành quả nhất định, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh thành quả đạt được vẫn còn những khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Do đó, việc định hướng nhiệm vụ trọng tâm hoạt động KHCN trong năm 2014 và những năm tiếp theo là
27/08/2013