Viettel chính thức tuyên bố từ bỏ khái niệm nhà mạng viễn thông
10:29, 29/08/2013
Ngày 28/8/2013, Trung tâm Giải pháp Công nghệ thông tin, đại diện cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã tham dự Hội thảo và Triễn lãm Quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2013 do Ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin (CNTT), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG tổ chức tại Hà Nội.
Tại hội thảo này, Viettel đã mang đến 6 giải pháp phần mềm dành cho các cơ quan bộ ngành bao gồm: phần mềm quản lý trường học SMAS, phần mềm quản lý cán bộ VGOMS, cổng thông tin điện tử V-Portal, phần mềm thông quan điện tử Emanifest, hệ thống quản lý lý lịch tư pháp và văn phòng điện tử Office.ONE.
Năm 2013, Viettel đã chính thức tuyên bố từ bỏ khái niệm nhà mạng viễn thông, mà chuyển sang khái niệm nhà cung cấp dịch vụ. Hiện nay, số lượng người mà Viettel đầu tư cho phát triển ứng dụng là gần 3.000 người. Đến năm 2015, sẽ có 30% người Viettel tập trung vào phát triển các ứng dụng. Hiện nay, Viettel đã đầu tư hạ tầng mạng truyền dẫn lớn nhất Việt Nam với 200.000 km cáp quang, vùng phủ 3G đã đạt 80% dân số, ngang hàng với các nước phát triển. Với vai trò là doanh nghiệp chủ lực về viễn thông và CNTT, Viettel đã thành lập Trung tâm Giải pháp CNTT nhằm hiện thực hóa chiến lược đưa CNTT vào mọi lĩnh vực, góp phần đưa Việt Nam sánh vai cùng với các cường quốc về CNTT.
Cách triển khai của Viettel là thực hiện may đo theo từng đơn đặt hàng để người sử dụng không phải thay đổi thói quen. Đồng thời, Viettel còn sẵn sàng đầu tư xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm/dịch trước. Thời gian qua, Viettel đã hợp tác với các cơ quan ban ngành và các Tập đoàn hàng đầu Việt Nam triển khai thành công các dự án ứng dụng CNTT lớn như: Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc cho Văn phòng Chính Phủ, Hệ thống thông quan điện tử đối với tàu biển (e Manifest), Hệ thống Chính quyền điện tử tại Hà Giang, Hệ thống cung cấp bộ sản phẩm quản lý nhà trường (SMAS), Hệ thống quản lý bán hàng trực tuyến trên nền tảng 3G cho Vinamilk…. Các giải pháp và sản phẩm CNTT đều do Viettel nghiên cứu phát triển và làm chủ công nghệ, vì vậy những giải pháp, sản phẩm và dịch vụ này có khả năng tùy biến và linh hoạt cao, có thể đáp ứng mọi nhu cầu đặc thù. Ngoài ra, Viettel còn cung cấp các sản phẩm tích hợp CNTT và Viễn thông dưới dạng dịch vụ, điều này mang lợi ích to lớn cho người dùng khi sử dụng mà không cần quan tâm tới việc đầu tư vào hạ tầng hay trả chi phí bản quyền.
Hiện nay, các dự án này bắt đầu mang lại những kết quả rất khả quan. Ông Nguyễn Trần Hiệu, cục phó Cục CNTT, Tổng cục Hải Quan, Bộ Tài chính cho biết “hiện nay Cục Hải quan Tp Hồ Chí Minh đã triển khai tất cả các thủ tục khai báo điện tử thông qua hệ thống e Manifest hợp tác với Viettel. Gần 40 hãng tàu ra vào cảng Tp Hồ Chí Minh đều đã khai báo điện tử, tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí. Kết quả ban đầu này vô cùng quan trọng vì nó làm tiền đề cho việc thực hiện thành công cơ chế “một cửa”, áp dụng không chỉ trong lĩnh vực hải quan mà cả cảng vụ, có nghĩa là thống nhất được dữ liệu và toàn bộ quy trình vận chuyển giữa 3 đơn vị quản lý: Bộ Tài chính, Bộ giao thông và Công thương”.
Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Công ty sữa Vinamilk chia sẻ thêm “Với mục tiêu trở thành 1 trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới đến năm 2017 với doanh thu đạt 3 tỷ USD, Vinamilk cần có công cụ để phản ứng nhanh nhất với những diễn biến thị trường để gia tăng chất lượng dịch vụ khách hàng, nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp quốc tế. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT trong quản trị được Vinamilk nhìn nhận từ sớm và đầu tư bài bản mang tầm chiến lược. Chúng tôi đã tìm kiếm nhiều sản phẩm phần mềm của nước ngoài, nhưng không có được giải pháp phù hợp với các yêu cầu của chúng tôi. Hệ thống của Viettel có khả năng mở rộng không hạn chế số lượng người sử dụng, nhất là giải pháp này kết hợp với mạng 3G của Viettel đã giúp chúng tôi giải quyết được bài toán quản lý các điểm bán rộng khắp của Vinamilk”.
Trong lĩnh vực giáo dục, “hệ thống phần mềm SMAS mang lại giải pháp tổng thể cho toàn ngành giáo dục, đáp ứng đúng nhu cầu về đồng bộ hệ thống quản lý trên cơ sở kế thừa và dùng chung cơ sở dữ liệu từ các cấp, các địa bàn quản lý khác nhau. Đây là sự khác biệt mà các phần mềm khác từ trước tới nay chưa làm được”, ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM – đơn vị triển khai thử nghiệm diện rộng SMAS đầu tiên trên toàn quốc cho biết.
Năm 2013, Viettel đã chính thức tuyên bố từ bỏ khái niệm nhà mạng viễn thông, mà chuyển sang khái niệm nhà cung cấp dịch vụ. Hiện nay, số lượng người mà Viettel đầu tư cho phát triển ứng dụng là gần 3.000 người. Đến năm 2015, sẽ có 30% người Viettel tập trung vào phát triển các ứng dụng. Hiện nay, Viettel đã đầu tư hạ tầng mạng truyền dẫn lớn nhất Việt Nam với 200.000 km cáp quang, vùng phủ 3G đã đạt 80% dân số, ngang hàng với các nước phát triển. Với vai trò là doanh nghiệp chủ lực về viễn thông và CNTT, Viettel đã thành lập Trung tâm Giải pháp CNTT nhằm hiện thực hóa chiến lược đưa CNTT vào mọi lĩnh vực, góp phần đưa Việt Nam sánh vai cùng với các cường quốc về CNTT.
Cách triển khai của Viettel là thực hiện may đo theo từng đơn đặt hàng để người sử dụng không phải thay đổi thói quen. Đồng thời, Viettel còn sẵn sàng đầu tư xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm/dịch trước. Thời gian qua, Viettel đã hợp tác với các cơ quan ban ngành và các Tập đoàn hàng đầu Việt Nam triển khai thành công các dự án ứng dụng CNTT lớn như: Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc cho Văn phòng Chính Phủ, Hệ thống thông quan điện tử đối với tàu biển (e Manifest), Hệ thống Chính quyền điện tử tại Hà Giang, Hệ thống cung cấp bộ sản phẩm quản lý nhà trường (SMAS), Hệ thống quản lý bán hàng trực tuyến trên nền tảng 3G cho Vinamilk…. Các giải pháp và sản phẩm CNTT đều do Viettel nghiên cứu phát triển và làm chủ công nghệ, vì vậy những giải pháp, sản phẩm và dịch vụ này có khả năng tùy biến và linh hoạt cao, có thể đáp ứng mọi nhu cầu đặc thù. Ngoài ra, Viettel còn cung cấp các sản phẩm tích hợp CNTT và Viễn thông dưới dạng dịch vụ, điều này mang lợi ích to lớn cho người dùng khi sử dụng mà không cần quan tâm tới việc đầu tư vào hạ tầng hay trả chi phí bản quyền.
Hiện nay, các dự án này bắt đầu mang lại những kết quả rất khả quan. Ông Nguyễn Trần Hiệu, cục phó Cục CNTT, Tổng cục Hải Quan, Bộ Tài chính cho biết “hiện nay Cục Hải quan Tp Hồ Chí Minh đã triển khai tất cả các thủ tục khai báo điện tử thông qua hệ thống e Manifest hợp tác với Viettel. Gần 40 hãng tàu ra vào cảng Tp Hồ Chí Minh đều đã khai báo điện tử, tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí. Kết quả ban đầu này vô cùng quan trọng vì nó làm tiền đề cho việc thực hiện thành công cơ chế “một cửa”, áp dụng không chỉ trong lĩnh vực hải quan mà cả cảng vụ, có nghĩa là thống nhất được dữ liệu và toàn bộ quy trình vận chuyển giữa 3 đơn vị quản lý: Bộ Tài chính, Bộ giao thông và Công thương”.
Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Công ty sữa Vinamilk chia sẻ thêm “Với mục tiêu trở thành 1 trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới đến năm 2017 với doanh thu đạt 3 tỷ USD, Vinamilk cần có công cụ để phản ứng nhanh nhất với những diễn biến thị trường để gia tăng chất lượng dịch vụ khách hàng, nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp quốc tế. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT trong quản trị được Vinamilk nhìn nhận từ sớm và đầu tư bài bản mang tầm chiến lược. Chúng tôi đã tìm kiếm nhiều sản phẩm phần mềm của nước ngoài, nhưng không có được giải pháp phù hợp với các yêu cầu của chúng tôi. Hệ thống của Viettel có khả năng mở rộng không hạn chế số lượng người sử dụng, nhất là giải pháp này kết hợp với mạng 3G của Viettel đã giúp chúng tôi giải quyết được bài toán quản lý các điểm bán rộng khắp của Vinamilk”.
Trong lĩnh vực giáo dục, “hệ thống phần mềm SMAS mang lại giải pháp tổng thể cho toàn ngành giáo dục, đáp ứng đúng nhu cầu về đồng bộ hệ thống quản lý trên cơ sở kế thừa và dùng chung cơ sở dữ liệu từ các cấp, các địa bàn quản lý khác nhau. Đây là sự khác biệt mà các phần mềm khác từ trước tới nay chưa làm được”, ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM – đơn vị triển khai thử nghiệm diện rộng SMAS đầu tiên trên toàn quốc cho biết.
hanoimoi.com.vn
Ý kiến bạn đọc