Siết chặt quản lý dịch vụ truyền hình trả tiền
08:09, 16/08/2013
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) vừa cấp phép cho Công ty cổ phần Viễn thông FPT được triển khai dịch vụ truyền hình trả tiền.
Đây là doanh nghiệp (DN) viễn thông thứ hai tham gia thị trường truyền hình đầy sôi động này. FPT được phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp số trên toàn quốc; truyền hình cáp tương tự (analog) trên toàn quốc (trừ 8 tỉnh, thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Đắk Lắk). Trước đó, từ đầu năm 2012, Công ty cổ phần Viễn thông FPT đã gửi đơn lên Bộ TT-TT xin được cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền này, cùng với Viettel, AVG.
Ngay sau khi có thông tin các DN viễn thông xin đầu tư sang truyền hình, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (đại diện cho các nhà đài lớn) đã lần lượt gửi công văn kiến nghị đến các cơ quan thẩm quyền đề nghị không cấp phép cho DN viễn thông với lý do đó là đầu tư ngoài ngành, gây lãng phí cho xã hội. Câu chuyện này đã nhiều lần khiến dư luận "nổi sóng" trong suốt năm 2012. Tuy nhiên, cuối tháng 4-2013, Bộ đã cấp phép cho Viettel triển khai truyền hình trả tiền tương tự như FPT. Đến nay, thông tin chính thức về việc FPT cam kết triển khai giấy phép này như thế nào (đầu tư kinh phí, thời gian và tiến độ thực hiện) chưa được công bố, song được biết FPT đã phối hợp với AVG đầu tư xây dựng trục cáp quang Bắc - Nam từ giữa năm 2011 với chiều dài 2.000km, từ đó sẽ triển khai thêm mạng cáp đồng để cung cấp dịch vụ truyền hình cáp tới các hộ gia đình.
Việc cấp phép cho các DN viễn thông triển khai dịch vụ truyền hình trả tiền cho thấy quan điểm nhất quán của cơ quan quản lý nhà nước (cũng được thể hiện trong quy hoạch phát thanh truyền hình đến năm 2020 đã được phê duyệt) đó là cấp phép cho các DN có tiềm lực làm hạ tầng mà đó lại là thế mạnh về truyền dẫn của các DN viễn thông. Một thông tin nữa là rất có thể sau khi hoàn thành quá trình tái cơ cấu, VNPT cũng sẽ được cấp phép triển khai dịch vụ này. Về phía người dân, việc có thêm DN viễn thông như Viettel, FPT (sau này là VNPT nếu có) tham gia sẽ thúc đẩy các DN truyền hình cáp cùng cạnh tranh lành mạnh để đưa dịch vụ tới các hộ gia đình với giá rẻ và chất lượng bảo đảm hơn so với hiện nay.
Trở lại vấn đề cấp phép với dịch vụ truyền hình trả tiền, đại diện Bộ TT-TT từng cho biết đã nhận tới 40 hồ sơ của các DN xin được cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, đồng thời khẳng định Bộ chỉ cấp phép cho các DN có tiềm lực mạnh kèm theo một loạt ràng buộc "có điều kiện" là các cam kết về kinh phí đầu tư, thời hạn triển khai, dự kiến đạt lượng thuê bao ở từng mốc thời điểm và cả số tiền phạt nếu chậm thực hiện (thực tế, trong hồ sơ xin phép Viettel cũng đã nêu rất cụ thể những cam kết của mình). Quan điểm về cấp phép chặt chẽ với DN tham gia dịch vụ này một lần nữa lại được khẳng định tại cuộc họp giao ban quản lý ngày 5-8-2013 khi lãnh đạo Bộ TT-TT chỉ đạo đơn vị chức năng của Bộ phải yêu cầu các DN cam kết trong hồ sơ xin phép mới. Với các DN đã được cấp phép phải yêu cầu rà soát và bổ sung cam kết cụ thể (tương tự như Viettel cam kết) từ đó làm căn cứ cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, giám sát, tránh tình trạng "trăm hoa đua nở". Sở dĩ có chuyện như vậy là vì cơ quan quản lý lo ngại việc có chuyện DN đã được cấp phép cung cấp truyền hình trả tiền nhưng không đủ năng lực nên đã bán lại giấy phép cho đơn vị khác, từ đó gây ra sự lộn xộn trong hoạt động.
Những thông điệp mà cơ quan quản lý nhà nước đưa ra như nêu trên nhằm đưa thị trường truyền hình trả tiền phát triển lành mạnh. Đó cũng là cách bảo đảm quyền lợi cho khách hàng.
Việc cấp phép cho các DN viễn thông triển khai dịch vụ truyền hình trả tiền cho thấy quan điểm nhất quán của cơ quan quản lý nhà nước (cũng được thể hiện trong quy hoạch phát thanh truyền hình đến năm 2020 đã được phê duyệt) đó là cấp phép cho các DN có tiềm lực làm hạ tầng mà đó lại là thế mạnh về truyền dẫn của các DN viễn thông. Một thông tin nữa là rất có thể sau khi hoàn thành quá trình tái cơ cấu, VNPT cũng sẽ được cấp phép triển khai dịch vụ này. Về phía người dân, việc có thêm DN viễn thông như Viettel, FPT (sau này là VNPT nếu có) tham gia sẽ thúc đẩy các DN truyền hình cáp cùng cạnh tranh lành mạnh để đưa dịch vụ tới các hộ gia đình với giá rẻ và chất lượng bảo đảm hơn so với hiện nay.
Trở lại vấn đề cấp phép với dịch vụ truyền hình trả tiền, đại diện Bộ TT-TT từng cho biết đã nhận tới 40 hồ sơ của các DN xin được cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, đồng thời khẳng định Bộ chỉ cấp phép cho các DN có tiềm lực mạnh kèm theo một loạt ràng buộc "có điều kiện" là các cam kết về kinh phí đầu tư, thời hạn triển khai, dự kiến đạt lượng thuê bao ở từng mốc thời điểm và cả số tiền phạt nếu chậm thực hiện (thực tế, trong hồ sơ xin phép Viettel cũng đã nêu rất cụ thể những cam kết của mình). Quan điểm về cấp phép chặt chẽ với DN tham gia dịch vụ này một lần nữa lại được khẳng định tại cuộc họp giao ban quản lý ngày 5-8-2013 khi lãnh đạo Bộ TT-TT chỉ đạo đơn vị chức năng của Bộ phải yêu cầu các DN cam kết trong hồ sơ xin phép mới. Với các DN đã được cấp phép phải yêu cầu rà soát và bổ sung cam kết cụ thể (tương tự như Viettel cam kết) từ đó làm căn cứ cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, giám sát, tránh tình trạng "trăm hoa đua nở". Sở dĩ có chuyện như vậy là vì cơ quan quản lý lo ngại việc có chuyện DN đã được cấp phép cung cấp truyền hình trả tiền nhưng không đủ năng lực nên đã bán lại giấy phép cho đơn vị khác, từ đó gây ra sự lộn xộn trong hoạt động.
Những thông điệp mà cơ quan quản lý nhà nước đưa ra như nêu trên nhằm đưa thị trường truyền hình trả tiền phát triển lành mạnh. Đó cũng là cách bảo đảm quyền lợi cho khách hàng.
hanoimoi.com.vn
Ý kiến bạn đọc