Ghi nhận hoạt động KHCN cấp huyện, thành phố
HGĐT- Nhằm nâng cao hoạt động quản lý nhà nước về khoa học công nghệ (KHCN) ở các huyện, thành phố, ngay từ đầu năm, Sở KHCN đã hướng dẫn các địa phương kiện toàn lại Hội đồng KHCN; thành lập các HĐKH chuyên đề thẩm định và nghiệm thu các dự án KHCN; tiến hành triển khai kế hoạch hoạt động, tăng cường công tác đôn đốc thực hiện gắn với giám sát, thanh, kiểm tra kịp thời. Nhờ đó, hoạt động KHCN ở các huyện, thành phố trong 6 tháng đầu năm đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ.
Huyện Yên Minh tập huấn hướng dẫn người dân xã Na Khê xây lò chế biến chè.
Theo đánh giá của Sở KHCN, trong thời gian vừa qua, việc triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các mặt trong cuộc sống đã được các địa phương thực hiện tập trung hơn. Trong đó trọng tâm vào những vấn đề cấp thiết như sản xuất, kinh doanh... Nhiều tiến bộ, thành quả về KHCN phục vụ sản xuất, đời sống được đưa vào ứng dụng có hiệu quả, huy động được nguồn lực của địa phương và lồng ghép được các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội. Các dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật có hiệu quả và nâng cao giá trị sản xuất xuất như: Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống ong nội bằng phương phương pháp nhân đàn chủ động và chuyển giao kỹ thuật nuôi ong mật” tại huyện Mèo Vạc; mô hình “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mở rộng sản xuất giống lúa Bio 404” tại Hoàng Su Phì; mô hình “Ứng dụng tiến bộ nuôi lợn rừng giống và thương phẩm” tại huyện Quang Bình... Các mô hình đem lại hiệu quả cao, được bà con nông dân hưởng ứng và có nhu cầu áp dụng mở rộng trên địa bàn. Ngoài ra, một số huyện còn tham mưu và thực hiện tốt các chương trình thuộc nguồn vốn khác như huyện Quang Bình, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì với mô hình trình diễn sản xuất các loại giống ngô, lúa, lạc, đậu tương, rau, cà chua mỹ, chè, cây ngọc am... Cùng với xây dựng mô hình trình diễn, các huyện cũng tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân. Đồng thời tiếp tục ứng dụng, nhân rộng các mô hình đã thực hiện từ các năm trước có tính ứng dụng cao trên địa bàn.
Trong 6 tháng qua, các huyện cũng đã làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX đóng trên địa bàn xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa đối với mặt hàng có thế mạnh của địa phương như: Sản phẩm chè Shan và Đậu tương của Hoàng Su Phì; rượu Thiên Hương, huyện Đồng Văn; rượu xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh... Hiện tại, trên địa bàn huyện Quang Bình cũng đã có 4 nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký bảo hộ, đó là: Rượu ngô Xuân Giang; chè Xuân Minh và Tiên Nguyên; miến rong của HTX Trường Giang. Huyện Bắc Mê có 3 doanh nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001, đó là: HTX rhè Thành Hưng; HTX rượu Giáp Trung; HTX rượu Phú
Bên cạnh những kết quả đạt được còn có một số khó khăn, tồn tại: Đội ngũ cán bộ chuyên trách KHCN được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tuy nhiên ở một số huyện, cán bộ chuyên trách phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác đã ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động; một số huyện xây dựng kế hoạch hoạt động KHCN chất lượng chưa cao...
Ý kiến bạn đọc