Châu Á đau đầu vì nạn ô nhiễm không khí

08:58, 24/06/2013

Ô nhiễm không khí đang trở thành một tai họa đối với hàng triệu cư dân thành thị trên khắp châu Á. Nó cũng là nguy cơ rất lớn đối với sức khỏe trẻ sơ sinh và người già, phụ nữ có thai và những người đang có các vấn đề về hô hấp và tim mạch.


Ông Bob O’Keefe, Viện Những tác động Sức khỏe (HEI), một cơ quan nghiên cứu phi lợi nhuận của Mỹ, cho biết: “Mức độ ô nhiễm ở nhiều khu vực của Trung Quốc, Ấn Độ và các nơi khác ở châu Á đang ở mức rất cao và có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người dân. Trước đây, người ta đã đánh giá quá thấp mối đe dọa này”.

Trong tuần qua, ô nhiễm không khí ở Singaporre đã lên tới mức kỷ lục do phải hứng chịu một lượng khói bụi lớn từ những vụ cháy rừng ở nước láng giềng Indonesia. Hồi tháng 1-2013, ô nhiễm ở Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc đã cao vượt ngưỡng đo đạc của thiết bị giám sát chất lượng không khí tại Đại sứ quán Mỹ và số bệnh nhân nhập viện tại thành phố này đã tăng tới 20%. Trước đó, vào tháng 8-2012, đặc khu Hồng Công của Trung Quốc cũng đã phải chịu ô nhiễm cao kỷ lục tới mức chính quyền của đặc khu này đã phải yêu cầu các nhóm dân cư dễ bị tổn thương do ô nhiễm ở yên trong nhà.

Dựa trên một bản phân tích đặc biệt chi tiết có tên là Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu, HEI cho biết, năm 2010 có khoảng 3,2 triệu người trên khắp thế giới bị chết sớm do ô nhiễm không khí ngoài trời. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm khoảng 2,5 triệu trong số này, với số người tử vong do ô nhiễm của mỗi nước là tương đương nhau.

Số người chết do ô nhiễm ở Trung Quốc đã tăng khoảng một phần ba trong vòng 20 năm qua. Đất nước ngày càng thịnh vượng, tuổi thọ trung bình của công dân Trung Quốc cũng ngày một cao lên, đạt từ 70 đến 80 tuổi hoặc thậm chí còn cao hơn nhưng giờ đây họ lại dễ bị mắc các căn bệnh về tim mạch và hô hấp bởi tình trạng ô nhiễm không khí.

Tháng 8-2012, kết quả một cuộc khảo sát do tờ tạp chí Thay đổi Khí hậu Thiên nhiên thực hiện cho thấy việc đốt nương, rẫy và nạn cháy rừng ở Nam Á đã khiến khoảng 15.000 người chết mỗi năm. Nguyên nhân là do ô nhiễm không khí khi hiện tượng El Nino xuất hiện, thời tiết khô hanh khiến cho các vụ cháy vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Các nhà khoa học Mỹ cũng đã tiến hành một cuộc điều tra vào tháng 2 và thấy rằng, trong số ba triệu trẻ em được sinh ra tại chín quốc gia ở Bắc và Nam Mỹ, châu Âu, châu Á và Australia, đã có sự liên hệ rõ rệt giữa tình trạng ô nhiễm không khí nặng với số trẻ em sinh thiếu cân. Những trẻ em bị sinh thiếu cân, có trọng lượng khi sinh ra chưa đạt 2,5 kilograms, thường gặp phải nguy cơ sức khỏe yếu, tử vong sớm và các vấn đề về nhận thức về sau này.

Các chuyên gia y tế cũng đã chỉ ra hai mối đe dọa chính từ sự ô nhiễm không khí.

Mối đe dọa thứ nhất có liên quan tới các loại bụi dạng bồ hóng, hay còn được gọi là vật liệu hạt (PM), tỏa ra từ các nhiên liệu hóa thạch, cháy rừng và đốt nương, rẫy.

Bà Cathryn Tonne, Trường Y tế Nhiệt đới và Vệ sinh London, cho biết các loại bụi ô nhiễm có tên là PM2.5 có độ nguy hiểm cao gấp nhiều lần so với các phần tử PM10, có đường kính 10 micromet. PM2.5 là những phần tử hạt có kích thước tối đa là 2,5 micromet, nhỏ hơn sợi tóc người khoảng 30 lần và chủ yếu được tạo ra từ việc đốt cháy than và dầu từ các nhà máy nhiệt điện, từ dầu hỏa, xăng bị đốt cháy trong các phương tiện giao thông.

Bà Tonne và các đồng nghiệp phát hiện ra điều này trong khi nghiên cứu về các ca tử vong do bệnh tim ở Anh và xứ Wales. Bà nói: “Chúng tôi phát hiện rằng cứ có khoảng 10 microgams PM2.5 trong một mét khối không khí, thì tỉ lệ tử vong của người dân lại tăng thêm khoảng 20%”.

Bằng phương pháp so sánh, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo mức độ tiếp xúc hằng năm đối với chất ô nhiễm này tối đa là 10 microgram trên mỗi mét khối không khí, và mức độ tối đa trong vòng 24 giờ là khoảng 25 microgram trên mỗi mét khối không khí. Trong đợt khói bụi tại TP Bắc Kinh hồi tháng 1-2013, mức độ chất PM2.5 trong không khí đã tăng vọt lên tới 993 microgram trên mỗi mét khối không khí, cao gần gấp 40 lần khuyến cáo về giới hạn an toàn của WHO.

Một mối đe dọa chính thứ hai của sự ô nhiễm không khí chính là chất ozone. Chất hóa học bao gồm ba phân tử ô-xy này khi ở trên tầng bình lưu đóng vai trò như một lá chắn cực kỳ quan trọng bảo vệ con người trước ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, ở dưới mặt đất, chất hóa học này, vốn thường được tạo ra từ phản ứng giữa ánh mặt trời và ô-xit nit-trô từ khói của các phương tiện giao thông, có thể gây ra sự kích ứng đối với đường hô hấp.

Từ lâu nay, người ta đã xác định được mối liên hệ giữa sự gia tăng đột biến của chất ozone trên mặt đất tới những nguy cơ các cơn đau tim và bệnh hen suyễn nặng. Đối với những người tiếp xúc với môi trường có mật độ chất ozone cao trong một thời gian dài thì nguy cơ bị tử vong do các bệnh về đường hô hấp cũng tăng cao tới 50%.


Theo Nhân dân Điện tử

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

In - tơ - nét về với Sủng Trà
HGĐT- Đã bao đời nay, người dân xã Sủng Trà (Mèo Vạc) hàng ngày miệt mài gieo từng cây ngô trên đá, cùng nhau đoàn kết bám trụ nơi đất khó. Nhưng từ khi công nghệ thông tin về với xóm làng, đặc biệt nhân dân được tiếp cận với in – tơ – nét (internet) đã thực sự làm chuyển biến trong nhận thức cũng như trong đời sống sinh hoạt của không chỉ cán bộ mà đồng bào các dân tộc
28/05/2013
Nậm Ty - điểm sáng ứng dụng công nghệ thông tin
HGĐT- Nằm cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì hơn 30 km về phía Nam, xã Nậm Ty được nhiều người biết đến là vùng chè xanh nổi tiếng. Không chỉ tự hào khi sở hữu những sản phẩm chè chất lượng cao, mấy năm gần đây Nậm Ty cũng vươn lên, trở thành điểm sáng về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ hoạt động quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, là địa phương có tỷ lệ
28/05/2013
Tính ưu việt của Hải quan điện tử bước đầu được bắt nhịp và làm chủ
HGĐT- Đơn giản, tiện tích, hiện đại, nhanh gọn, minh bạch thông tin, các doanh nghiệp có thể dễ dàng khai báo thủ tục hải quan ở bất cứ nơi nào có máy tính nối mạng Internet... Tính ưu việt của việc triển khai thực hiện Hải quan điện tử (HQĐT) ở Chi cục Hải quan Cửa khẩu Thanh Thủy đang kỳ vọng giúp doanh nghiệp bắt nhịp được với thương mại Quốc tế.
28/05/2013
Thiết bị điện tử: Tác hại lớn đối với trẻ nhỏ
Cuộc sống hiện đại đang khiến trẻ em ngày càng tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng… Những thiết bị điện tử hiện đại này có tác hại vô cùng lớn đối với tâm lý và sức khỏe của trẻ.
27/05/2013