Việt Nam sẽ đón nguyệt thực nửa tối vào đêm 28.11

09:11, 28/11/2012
Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch CLB thiên văn học trẻ Việt Nam, người dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam sẽ được quan sát trọn vẹn hiện tượng nguyệt thực nửa tối vào đêm 28/11.

Thời gian  nguyệt thực nửa tối bắt đầu lúc 19h14 theo giờ Hà Nội. Người quan sát sẽ thấy một phần mặt trăng bắt đầu mờ dần. Trăng vào vùng bóng mờ nhiều nhất lúc 21h34, lúc này nguyệt thực nửa tối đạt cực đại. Hiện tượng sẽ kết thúc lúc 23h51.

Khác với nguyệt thực toàn phần hay một phần, nguyệt thực nửa tối khó nhận biết hơn vì trăng chỉ tối hơn một chút so với các ngày rằm thông thường. Nguyệt thực rất an toàn cho người quan sát và chỉ cần dùng mắt thường là có thể quan sát được.

Để quan sát tốt hơn, người sử dụng có thể sử dụng chiếc ống nhòm hay kính thiên văn, chọn địa điểm là các khu vực ít nhà cao tầng, ít ánh sáng nhân tạo, tránh xa những khu vực nhiều khói và bụi như đường quốc lộ, khu công trường đang thi công...


Theo Công an Nhân dân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mở rộng cánh cửa phát triển nhân lực khoa học và công nghệ
Một trong những điểm mấu chốt của Nghị quyết Trung ương 6 (khoá XI) đã đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ trí thức, thu hút, trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học thúc đẩy khoa học và công nghệ (KHCN) phát triển mạnh mẽ hơn.
27/11/2012
Lễ bàn giao trang thiết bị của dự án BMGF đưa vào sử dụng tại 12 tỉnh
HGĐT- Ngày 25.11, tại Thư viện tỉnh Hà Giang, Bộ Thông tin - Truyền thông, Quỹ Bill &Melida Gates, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã long trọng tổ chức Lễbàn giao trang thiết bị của dự án BMGF (Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam của Tập đoàn Microsft và Quỹ Bill & Melinda Gates).
26/11/2012
75% doanh nghiệp châu Á - TBD sẽ có MXH
Báo cáo khảo sát về mạng xã hội mới đây của IDC tại khu vực châu Á - TBD cho thấy, 52% doanh nghiệp có mạng xã hội, và 23% sẽ áp dụng trong 18 tháng tới.
26/11/2012
Tìm thấy silicon và kẽm trong áo ngực Trung Quốc
Sau 2 tuần nghiên cứu, Viện Hóa học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tái khẳng định có chất gây ung thư trong áo ngực Trung Quốc nhưng hàm lượng thấp và xác định thêm được hai chất mới gồm silicon và kẽm.
26/11/2012