Kết quả kiểm tra các chợ biên giới, cửa khẩu, nội địa

09:56, 30/10/2012

HGĐT- Thực hiện Quyết định số 1671/QĐ-UBND ngày 21.8.2012 của Ban chỉ đạo 127/ĐP-HG về việc kiểm tra hoạt động buôn bán và công tác quản lý tại các chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ nội địa trên địa bàn tỉnh Hà Giang; tháng 10.2012, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm các ngành: Y tế, Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Biên phòng, Công thương và Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tiến hành việc kiểm tra hoạt động buôn bán và công tác quản lý tại các chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ nội địa trên địa bàn tỉnh.


Qua kiểm tra đã xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, cụ thể: Kiểm tra tổng số 23 chợ trên địa bàn 06 huyện trong đó chợ nội địa: 6 chợ; chợ biên giới và chợ cửa khẩu: 17 chợ tại các huyện Mèo vạc (03 chợ), Đồng Văn (07 chợ), Yên Minh (04 Chợ), Quản Bạ (05 chợ), Xín Mần (02 chợ) và Hoàng Su Phì (02) chợ; Đoàn kiểm tra đã xử lý vi phạm hành chính 12 cơ sở với tổng số tiền phạt nộp ngân sách nhà nước là 11.950.000đồng (Giao đội Quản lý thị trường sở tại thu phạt). Ngoài ra, Đoàn kiểm tra đã tịch thu 02 chiếc cân không đủ định lượng và một số hàng hóa do nước ngoài sản xuất thuộc danh mục cấm kinh doanh, hàng không có nguồn gốc gồm:Men rượu 48,68 kg; thuốc trừ sâu loại 100ml08 lọ; thuốc trừ sâu 3,9 kg; thuốc tân dược loại 10ml 43 lọ; thuốc tân dược loại viên nén 20 viên; thuốc tân dược dạng bột 01 hộp; thuốc tân dược 05 kg; thuốc bảo vệ thực vật 10 gói; thuốc bảo quản ngũ cốc 44,8 kg; đường hóa học do nước ngoài sản xuất 20 gói; thuốc nhuộm tóc do nước ngoài sản xuất 06 lọ; bánh kẹo, thạch do nước ngoài sản xuất là 30,5kg. Ngoài ra, Đoàn kiểm tra còn tịch thu và tiêu hủy tại chỗ một số hàng hóa đã quá hạn sử dụng như: Mỳ tôm, cháo dinh dưỡng, Coca Cola, Bia Halida, Bánh tráng rế, tương bần, mắm tôm, kẹo các loại ...


Qua đợt kiểm tra tại các chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ nội địa trên địa bàn tỉnh cho thấy: Hoạt động của chợ biên giới, chợ cửa khẩu họp theo phiên; đa số có ban quản lý chợ, hoạt động theo tính chất kiêm nhiệm; một số chợ còn chưa có nội quy theo quy định, công tác an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy chưa đảm bảo; công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh công cộng chưa tốt. Chất lượng hàng hóa tại chợ, nhìn chung các hộ kinh doanh chấp hành tương đối tốt các quy định của pháp luật nhưng cũng còn nhiều hàng hóa do cơ sở kinh doanh tự khai thác từ các địa phương bằng nhiều nguồn khác nhau, việc giao nhận mua bán không có hóa đơn chứng từ, nguồn gốc nên công tác quản lý nhà nước về chất lượng còn khó khăn; hiện tượng kinh doanh hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hết hạn sử dụng còn diễn ra ở một số ít cơ sở kinh doanh. Mặt khác tại vùng giáp biên, vùng sâu, vùng xa nơi điều kiện dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn, hàng hóa kém chất lượng, giá rẻ vẫn còn thị trường tiêu thụ do đó công tác quản lý cũng còn nhiều hạn chế. Việc thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP, các cơ sở chấp hành tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở chưa nghiêm túc thực hiện nhưng với lượng hàng hóa ít tại các cơ sở được kiểm tra vì vậy đoàn kiểm tra đã nhắc nhở, yêu cầu khắc phục.


Để công tác quản lý các chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ nội địa tốt hơn, rất cần tăng cường sự phối hợp trong công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đồng thời tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các quy định của Nhà nước đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng nhằm nâng cao trình độ dân trí trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ. Và để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con mua bán, trao đổi hàng hóa trên địa bàn tỉnh được thuận lợi, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét tăng mức giá trị hàng hóa được mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới (mức được miễn thuế nhập khẩu) từ 2 triệu lên 5 triệu đồng và bổ sung thêm các nhóm mặt hàng như hạt giống củ, quả, các máy móc nông cụ cơ khí để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Mặt khác, để công tác quản lý các chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ nội địa được tốt hơn thì nhất thiết các chợ đều phải thành lập Ban quản lý (ít nhất có 03 người) cho một chợ hoặc nhiều chợ; mở lớp tập huấn về quản lý chợ cho các thành viên trong Ban quản lý chợ về kiến thức quản lý, điều hành chợ hoạt động và tổ chức các dịch vụ tại chợ; ký hợp đồng tuyển dụng lao động, các hợp đồng khác với các cơ quan, doanh nghiệp về bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.


VƯƠNG NGHĨA (Chi cục TC-ĐL-CL)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

1.500 năm trước sóng thần từng xảy ra tại Thụy Sĩ
Gần 1.500 năm trước đây, một cơn sóng thần do lở đá đã quét qua khu vực hồ Geneva với một "bức tường" nước cao tới 13m.
30/10/2012
Thị trường smartphone tăng trưởng vượt bậc
Theo thông cáo mới nhất từ IDC, quý 3/2012, thị trường điện thoại di động tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó thị trường smartphone chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc với 45,3%.
29/10/2012
Kinh doanh đa cấp trá hình qua Internet tiếp tục nóng
Kết quả điều tra bước đầu cho thấy, công ty CP đầu tư thương mại, dịch vụ Cộng đồng Việt đã lừa đảo, chiếm đoạt hơn 400 tỷ đồng; công ty Tâm Mặt Trời chiếm đoạt gần 130 tỷ đồng của hàng chục nghìn người.
25/10/2012
Công nghệ đúc sàn bằng bóng nhựa
BubbleDeck là công nghệ sàn có nhiều cải tiến thuận lợi hơn trong xây dựng khi sử dụng các quả bóng bằng nhựa tái chế để thay thế phần bêtông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn.
24/10/2012