Tàu thăm dò nghiên cứu mẫu đá đầu tiên trên Sao Hỏa
Tàu thăm dò sao Hỏa mang tên Curiosity của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ tiến hành cuộc nghiên cứu đá đầu tiên trong ngày 21-9.
"Vì thế, chúng tôi đang tiến khá đều đặn về hướng Glenelg (một khu vực nơi ba mảng địa hình khác biệt tiếp giáp với nhau) và chúng tôi đã đi được nửa đường" - ông nói.
Curiosity đang làm nhiệm vụ kéo dài hai năm nghiên cứu con người có thể sống trên sao Hỏa hay không. Con tàu cũng tìm hiểu về việc sự sống đã từng tồn tại ở đây hay chưa.
Nhóm khoa học đã có kế hoạch cho Curiosity tạm nghỉ trong vài ngày trước khi thực hiện hoạt động khoa học tiếp xúc dầu tiên, trong đó con tàu sẽ sử dụng các thiết bị gắn trên cánh tay robot của nó để chụp ảnh và phân tích một mẫu đá có hình kim tự tháp.
Mẫu đá cao 25cm, rộng khoảng 30cm ở dưới chân, sẽ được chụp ảnh bằng thiết bị ghi hình MAHLI và thiết bị APXS của Curiosity. Các thiết bị này có thể phân tích và đánh giá thành phần hóa học của mẫu đá.
Curiosity, được trang bị 10 thiết bị khoa học khác nhau, còn có một tia laser mạnh có thể đốt cháy mục tiêu nằm cách nó tới 6m.
Trong những ngày gần đây, con tàu đã chụp hàng trăm bức ảnh về ba lần nhật thực một phần trên sao Hỏa, do hai Mặt Trăng của nó là Phobos và Deimos tạo ra.
Điểm đến cuối cùng của Curiosity là vùng đất dưới chân núi Sharp, nơi được cho là có thể hé lộ về lịch sử địa chất ở sao Hỏa. Hành trình tới đây sẽ kéo dài ít nhất ba tháng.
Ý kiến bạn đọc