Trung Quốc: Di dân khẩn cấp vì nguy cơ lở đất tại đập Tam Hiệp

16:05, 19/04/2012

Trung Quốc sẽ di dời 20.000 dân sống gần con đập Tam Hiệp vào cuối năm nay và đến năm 2017 sẽ di dời tiếp số dân gấp 5 lần như thế vì lo sợ nguy cơ lở đất gây ra bởi dự án thủy điện lớn nhất thế giới.


Cơ quan tin tức nhà nước Tân Hoa Xã hôm 18/4 cho biết, công tác chuẩn bị đang được thực hiện để di dời 1/5 số dân ở huyện Ba Đông, tỉnh Hồ Bắc vào cuối năm nay, khi các ngôi nhà ở đây đang bị đe dọa bởi những trận lở đất liên tiếp.

Tân Hoa Xã nói rằng nguồn quỹ 550 triệu NDT (khoảng 1,8 nghìn tỷ đồng) đã được chi cho hoạt động tái định cư.

Liu Yuan, quan chức của Bộ đất đai và tài nguyên, nói rằng 100.000 người khác sẽ tiếp tục phải di dời khỏi khu vực này trong 3-5 năm tới vì nguy cơ lở đất.

Bức ảnh chụp ngày 20/6/2010 cho thấy các cửa xả của đập Tam Hiệp đang xả nước lũ. (Nguồn: THX)
Trước đây, khoảng 1,3 triệu người đã phải chuyển chỗ ở để lấy đất xây đập Tam Hiệp cao 185m được hoàn thành năm 2006. Bể chứa nước của đập kéo dài hơn 600 km dọc khúc giữa của sông Dương Tử, nơi đạt tới độ sâu tối đa là 175m vào tháng 10/2010.

Theo số liệu chính thức, chi phí xây dự án thủy điện công suất 21 GW ngày càng tăng lên, tới mức 254 tỉ NDT (khoảng 840 nghìn tỉ VND), gấp 4 lần con số ước tính ban đầu. Ủy ban xây dựng dự án đập Tam Hiệp, cơ quan chịu trách nhiệm báo cáo với Hội đồng Nhà nước về dự án nói rằng, 123,8 tỷ NDT (khoảng 426 nghìn tỉ) nữa đã phải chi để thực hiện công việc hậu dự án.

Quá trình xây dựng đập thủy điện đã chậm lại từ năm 2006 vì chi phí cho công tác di dân và bảo vệ môi trường quá khổng lồ. Tuy nhiên, Trung Quốc vừa cam kết sẽ đưa thêm 140 GW từ thủy điện vào lưới điện quốc gia trong giai đoạn 2011-2015 nhằm đáp ứng mục tiêu năng lượng tái tạo. 

Theo một báo cáo được hai báo China Economic WeeklyGlobal Times trích dẫn thì tại Trung Quốc có hàng chục nghìn con đập và hồ chứa nước đang trong ở tình trạng xấu. Hiện có tới 40.000 con đập giữ nước hoạt động trong tình trạng quá tuổi thọ quy định. Ngoài ra, chúng còn không được bảo trì tốt trong thời gian gần đây do thiếu kinh phí.

Đây thực sự là một nguy cơ không chỉ đối với cuộc sống của hàng triệu người dân sống xung quanh những con đập này mà còn có những tác động lớn tới môi trường. Sẽ có khoảng 25% các thành phố và vùng nông thôn bị ảnh hưởng trực tiếp nếu có những hậu quả xấu từ những con đập, bản báo cáo cảnh báo.

baodatviet

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

'CNTT luôn lọt top 12 ngành thu nhập cao nhất Việt Nam'
Trong hơn 2 giờ, các chuyên gia đã trả lời gần 100 trong số cả nghìn câu hỏi xung quanh việc đào tạo CNTT ở ĐH FPT và các trường khác, cũng như nhu cầu nhân lực CNTT ở Việt Nam trong những năm tới.
30/03/2012
Thú quý hiếm ở dãy Trường Sơn kêu cứu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã hiện hữu ở dãy Trường Sơn – lá phổi khổng lồ của Việt Nam. Do vậy, sự thay đổi khí hậu, môi trường sinh thái nơi đây có nguy cơ hủy diệt, xua đuổi các loài thú quý hiếm.
30/03/2012
Thách thức với giới trẻ toàn cầu
Báo cáo "Cơ hội để hành động" công bố mới đây đã chỉ ra những thách thức giới trẻ toàn cầu phải đối mặt cùng với nhu cầu cấp thiết về trang bị kiến thức, kĩ năng và cơ hội nghề nghiệp để thành công trong nền kinh tế đang thay đổi nhanh chóng.
29/03/2012
Họp Ban chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin
HGĐT- Ngày 24.3, UBND tỉnh tổ chức họp BCĐ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của tỉnh.
26/03/2012