Vì sao người ta dùng vàng để đúc tiền?

14:20, 23/11/2011

Vì sao vàng lại trở thành nguyên tố chuẩn mực để đúc tiền vào thời cổ đại? Tại sao không phải là đồng, platin hoặc argon?


Theo trang Khimia, ông Sanat Kumar, chủ nhiệm khoa Hoá công nghệ, ĐH Columbia (Mỹ) cho rằng, để làm tiền, một nguyên tố cần phải có 4 “tiêu chuẩn” và có thể dùng 4 tiêu chuẩn này để loại trừ dần tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Trước hết, nó không thể là chất khí vì chẳng ai cầm được chất khí để mang đi tiêu. Tiêu chuẩn này đã đánh gục toàn bộ các nguyên tố ở phía bên phải của bảng tuần hoàn, kể cả các khí trơ.

Thứ hai, nó không thể là nguyên tố bị ăn mòn và có hoạt tính cao, ví như liti chẳng hạn, bốc cháy khi gặp nước hoặc không khí. Sắt thì gỉ. Tiêu chuẩn này đã loại bỏ 38 nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Thứ ba, nó không thể là nguyên tố phóng xạ. Vì hoặc do bị phóng xạ, đến một lúc nào đó, tiền của bạn biến mất hết hoặc nó có thể giết chết bạn. Tiêu chuẩn này gạt ra khỏi danh sách hai dãy nguyên tố nằm chung ở 2 vị trí trong bảng tuần hoàn gọi là dãy lantanid và actinid. Đối chiếu tiêu chuẩn này, một loạt các nguyên tố nghiễm nhiên phải đưa ra khỏi danh sách.

Bằng 3 tiêu chuẩn ấy, bảng tuần hoàn chỉ còn chừng 30 nguyên tố để “tuyển chọn”. Nhưng một nguyên tố có thể dùng để làm tiền, phải phải đẹp, bền và đáp ứng tiêu chuẩn thứ tư: Nó phải khá hiếm để có giá trị cao nhưng cũng không được quá hiếm và cực kỳ khó tìm. Tiêu chuẩn này đã khiến chỉ còn 4 nguyên tố trụ lại. Theo Kumar đó là 4 nguyên tố: rodi, palladi, bạc và vàng.

Vậy vì sao cuối cùng vàng vẫn là nguyên tố chiến thắng cuối cùng?

Theo Kumar, mặc dù bạc từ xưa cũng là một kim loại chủ yếu để đúc tiền, nhưng vì nó dễ dàng bị xỉn lại (có khi bị đen kịt), nên cũng bị loại ra ngoài danh sách. Rodi và Palladi mãi đến năm 1800 mới được tìm ra, nên người cổ xưa không biết đến chúng.

Cuối cùng, chỉ còn lại vàng và platin. Thế nhưng muốn đúc kim loại nào thì phải nấu chảy nó đã, mà platin thì phải nung nó đến 1.600 độ C mới nóng chảy. Thời cổ, ông Kumar nói, không có loại lò nung nào đạt được nhiệt độ đó.

Vì thế vàng là còn lại như một ứng cử viên duy nhất. Nó vừa đủ hiếm để không phải ai cũng có được, vừa cứng rắn, nhưng dễ nấu chảy, vừa không han rỉ, vừa chẳng độc hại. Nó xứng đáng là một chuẩn mực để làm tiền. Thời xưa, nhiều nước chỉ in tiền dựa trên số vàng có trong ngân khố.


theo tapchi khoahoc

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Các biện pháp kỹ thuật cải tạo, nâng cao năng suất chè Shan già cỗi tại huyện Vị Xuyên, Hà Giang
1. Đặt vấn đềTrong những năm gần đây, tỉnh đã có những giải pháp, chính sách khuyến khích nhằm mở rộng, tăng năng suất diện tích trồng chè. Mặt khác, do giá chè tăng mạnh đã tác động tích cực đến người trồng chè ở Hà Giang.
31/10/2011
Google chính thức trình làng tính năng + 1
Google vừa chính thức ra mắt tính năng +1 dành cho người dùng tìm kiếm web, đây là tính năng tương tự như nút Like của Facebook nhưng phương thức hoạt động và cách quản lý lớn hơn.
31/10/2011
Kiểm tra dư chất bảo vệ thực vật ở rau của Dự án Viet GAP
HGĐT- Vừa qua, Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT phối hợp vớiChi cục Quản lý chất lượng tỉnh, Phòng Kinh tế thành phố tiến hành lấy mẫu rau để kiểm tra, phân tích, được trồng trong chương trình sản xuất rau an toàn theo Dự án Viet GAP tại tổ 9, phường Ngọc Hà,thành phố Hà Giang.
31/10/2011
Sở Công thương: Tập huấn sử dụng hệ thống phần mềm Văn phòng điện tử di động M-Office
HGĐT- Chiều 27.10, tại Hội trường Trung tâm Khuyến công -– Xúc tiến Công thương tỉnh Hà Giang, Sở Công thương phối hợp với Sở KH&CN tỉnh và Trung tâm Phát triển phần mềm - Sở KHCN Đồng Nai tổ chức lớp tập huấnsử dụng hệ thống phần mềm Văn phòng điện tử di động M-Office cho toàn thể cán bộ, nhân viên Văn phòng Sở Công thương Hà Giang, Chi cục QLTT và Trung tâm Khuyến công
28/10/2011