Một số vấn đề cần quan tâm trong giám định công nghệ các dự án đầu tư

07:50, 19/07/2011

Công nghệ của dự án đầu tư là tập hợp các giải pháp, các quy trình và các bí quyết được sử dụng trong Dự án đầu tư để thực hiện quá trình sản xuất hay dịch vụ nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.


Dự án đầu tư phải đảm bảo tính pháp lý, tính hợp lý, khả năng thực hiện và khả năng mang lại hiệu quả của dự án tức là tính khả thi của dự án, thực hiện các chính sách của Nhà nước về: khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển kinh tế - xã hội theo các mục tiêu, yêu cầu đổi mới, hiện đại hoá công nghệ.


Giám định công nghệ dự án đầu tư: là hoạt động kiểm tra và đánh giá để xác định mức độ đạt được về mặt công nghệ của Dự án đầu tư đã triển khai trong thực tế tại thời điểm giám định so với nội dung công nghệ nêu trong Dự án đầu tư đã được Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp phép, quyết định đầu tư. Giám định công nghệ được thực hiện khi có trưng cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của các tổ chức và cá nhân có liên quan nhằm làm rõ một số yêu cầu cụ thể như có dấu hiệu làm sai nội dung đã được đăng ký, có khiếu nại, tranh chấp, vi phạm pháp luật về quản lý công nghệ và chuyển giao công nghệ,... Có thể tiến hành Giám định toàn bộ dây chuyền sản xuất: Giám định trên toàn bộ một lô thiết bị, một hệ thống dây chuyền thiết bị (lò luyện thép, xưởng tuyển quặng, xe máy chuyên dụng,...). Hoặc Giám định mẫu đại diện: Sử dụng khi cần kiểm tra thiết bị, máy móc có số lượng lớn, phương pháp này thường áp dụng khi giám định các đối tượng sản xuất có điều kiện ổn định, sản xuất hàng loạt. Khi tiến hành giám định cần tập trung vào một số nội dung sau:


1. Giám định máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất: Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng ngành, lĩnh vực sản xuất mà lựa chọn các nội dung và chỉ tiêu cụ thể cho phù hợp với ngành, lĩnh vực đó. Đánh giá sự phù hợp, tính đồng bộ, chất lượng thực tế của máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất so với yêu cầu nêu trong hồ sơ Dự án. Công suất huy động thực tế so với công suất thiết kế, các tính năng công nghệ cơ bảncủa máy móc, thiết bị để tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng quy định: như độ chính xác gia công, độ tinh khiết chế biến, tỷ lệ thiết bị tiên tiến, hiện đại, mức độ cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất, xuất xứ của thiết bị. Chi phí năng lượng, nguyên, vật liệucho một đơn vị sản phẩm, tính an toàn, mức độ gây ô nhiễm môi trường. Có thể tiến hành giám định máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất khi ở các trạng thái: Đang vận hành hoặc không vận hành (đã lắp đặt hoàn chỉnh hoặc còn tháo rời).


2. Giám định về tài liệu, thông tin và thiết kế kỹ thuật: Đánh giá sự phù hợp và đầy đủ của các tài liệu, hồ sơ kỹ thuật, thông tin công nghệ, tài liệu thiết kế kỹ thuật đảm bảo yêu cầu sản xuất, vận hành máy móc thiết bị. Thông tin về tính năng an toàn và sức khoẻ đối với người sử dụng công nghệ, cộng đồng và môi trường xung quanh. Mức độ đáp ứng thông tin phục vụ sản xuất và quản lý.


3. Giám định về tổ chức và quản lý sản xuất: Doanh nghiệp có được cấp Chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn: ISO 9000, HACCP, GPM, TQM,... có phù hợp với từng loại dây chuyền sản xuất không. Tỷ lệ sản phẩm hợp chuẩn,xuất khẩu, năng suất lao động, mức độ tiên tiến của hệ thống quản lý doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh (về chất lượng, mẫu mã, giá thành) của sản phẩm do công nghệ tạo ra, chi phí nhân công, vốn cho một đơn vị sản phẩm.


4. Giám định về trình độ nguồn nhân lực: Tỷ lệ cán bộ quản lý hội tụ đủ chức danh, kỹ năng của công nhân trực tiếp sản xuất (bậc thợ trung bình), tỷ lệ cán bộ, công nhân được đào tạo và thích ứng với công nghệ sản xuất .


Kết quả giám định về định tính phải nêu được đạt hay không đạt so với yêu cầu của hồ sơ dự án. Về định lượng là các chỉ tiêu cụ thể như công suất tiêu thụ, năng suất làm việc, suất tiêu hao nhiên, nguyên vật liệu,...Sau khi hoàn thành việc giám định công nghệ, Tổ chức giám định công nghệ hoặc Giám định viên công nghệ phải lập Báo cáo kết quả giám định công nghệ gửi về Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nơi đã đăng ký hoạt động để có các yêu cầu đối với chủ dự án, điều chỉnh theo đúng nội dung công nghệ trong hồ sơ dự án đã được cấp phép, quyết định đầu tư.


KỲ PHONG (Sở KHCN)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

CK trở thành DN thứ sáu được cấp phép chứng thực số
Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Lê Doãn Hợp, chiều nay, 28-6 đã trao giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cho Công ty cổ phần công nghệ và truyền thông CK.
29/06/2011
Viện Cây ăn quả miền Nam kiểm tra và khảo sát thực tế tại vùng cam của xã Vĩnh Hảo
HGĐT- Nhằm đánh giá thực trạng tình hình dịch bệnh trên cây ăn quả có múi trên địa bàn, đồng thời khôi phục và bảo tồn gen giống cam, quýt địa phương, được sự hỗ trợ của viện cây ăn quả Miền Nam, ngày 25. 6, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang cùng đoàn chuyên gia kỹ thuật Viện Cây ăn quả Miền Nam đã tiến hành kiểm tra và khảo sát thực tế tại vùng cam của xã Vĩnh
27/06/2011
Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
HGĐT- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta đã triển khai, thực hiện cơ chế “Một cửa” (theo Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) cấp sở và tương đương tại 15/22 sở ngành; cấp huyện, thành phố là 11/11 huyện, thành phố; cấp xã là 155/195 xã, phường.
25/06/2011
Hội nghị giao ban về Khoa học và công nghệ
HGĐT- Chiều 21.6, tại phòng 301, Hội trường lớn UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Hội nghị giao ban về khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm với UBND các huyện, thành phố và ngành khoa học công nghệ.
23/06/2011