Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính

08:59, 25/06/2011

HGĐT- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta đã triển khai, thực hiện cơ chế “Một cửa” (theo Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) cấp sở và tương đương tại 15/22 sở ngành; cấp huyện, thành phố là 11/11 huyện, thành phố; cấp xã là 155/195 xã, phường.


Cơ chế “một cửa” giải quyết công việc của tổ chức cá nhân, bao gồm cả tổ chức cá nhân nước ngoài thuộc thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước.


Trong quá trình triển khai, thực hiện cơ chế một cửa tại các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các xã, phường đã tạo thuận lợi cho mọi tổ chức, công dân đến giao dịch. Giải quyết các thủ tục hành chính công khai, minh bạch, tiếp nhận và trả hồ sơ đúng trình tự, đúng thời gian quy định, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức bộ phận “Một cửa” đãtạo được lòng tin của nhân dân, tổ chức. Qua đó đã góp phần giải quyết ngày một tốt hơn các nhu cầu của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.


Trước tình hình phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu giao dịch hành chính của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ngày càng tăng. Hơn nữa, sức ép về giải quyết các thủ tục hành chính đối với UBND các cấp ngày càng lớn, mô hình bộ phận “một cửa” như hiện nay sẽ không còn phù hợp.


Vì vậy, việc triển khai xây dựng và thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” hiện đại, độc lập, chuyên trách và liên thông trên môi trường mạng, hay còn gọi là hệ thống “Một cửa điện tử” là vấn đề rất cần thiết trong quá trình CNH, HĐH, và hội nhập Quốc tế. Bởi, thông qua hệ thống phần mềm hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, các cơ quan nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp sẽ nâng cao trình độ quản lý và tạo bước đột phá trong các quy trình giải quyết thủ tục hành chính một cách hiệu quả.


Hệ thống “Một cửa điện tử” được đầu tư, triển khai và thực hiện sẽ mang lại hiệu quả cao, đặc biệt quy trình giải quyết công việc được rõ ràng về trình tự, thủ tục, hồ sơ, thời gian từ tiếp nhận, thụ lý, giải quyết và trả kết quả; là cơ sở để áp dụng công nghệ thông tin hiện đại hóa nền hành chính nhà nước. Việc lưu trữ thông tin liên tục và sắp xếp theo hệ thống, các thông tin cần thiết về quá trình giải quyết thủ tục hành chính sẽ được cung cấp đầy đủ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác điều hành của lãnh đạo và hoạt động tác nghiệp của chuyên viên. Đồng thời, hình thành thói quen làm việc và giải quyết công việc thông qua mạng máy tính; kiểm soát được đầu việc và tiến độ thực hiện công việc nhanh chóng và chính xác. Khi thựchiện “Một cửa điện tử”, lãnh đạo có thể theo dõi, giám sát được tình hình hoạt động, quá trình giải quyết công việc của các phòng, ban và cán bộ công chức trực thuộc cũng như hoạt động của bộ phận “Một cửa” để có quyết định chỉ đạo kịp thời; Tăng cường và nâng cao hiệu quả sự phối kết hợp công tác, trao đổi thông tin, giải quyết các công việc của cơ quan chuyên môn cũng như của cả bộ máy; Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng điện tử với lưu lượng lớn phục vụ nhu cầu khai thác thông tin của các nhà quản lý.


Trên cơsở Thực hiện bộ phận “Một cửa điện tử” sẽ góp phần phục vụ nhân dân tốt hơn, nhanh chóng, công khai, minh bạch góp phần ngăn chặn, tiến tới chấm dứt các tệ phiền hà, sách nhiễu của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Đối với công dân và các đơn vị khác cũng sẽ có thêm một kênh thông tin công cộng để tìm hiểu về qui trình, thủ tục hành chính, có thể thực hiện hỏi đáp, tra cứu trạng thái hồ sơ hành chính gửi hồ sơ hành chính qua mạng, giảm thiểu thời gian đi lại của người dân tới các cơ quan nhà nước. Củng cố và tăng cường lòng tin của công dân với các cơ quan hành chính, đồng thời tăng cường sự kiểm tra giám sát cuả tổ chức, công dân đối với hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. Nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng nền hành chính hiện đại, hướng tới một “Chính phủ điện tử”.


Từ những ưu thế trên của “Một cửa điện tử”, xuất phát từ thực tế của địa phương, việc triển khai xây dựng và thực hiện cải cách thủ tục hành chính áp dụng theo cơ chế “Một cửa điện tử” là vấn đề rất cần thiết đối với địa bàn tỉnh ta. Đó cũng chính là thực hiện tốt Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17.10.2000, của Bộ Chính trị, BCHTW Đảng: “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc. Thúc đẩy công cuộc đổi mới và phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo ANQP và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH”.


PHẠM MÃ HÙNG (Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Triển khai Đề án Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại
HGĐT- Thực hiện Quyết định số 444 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26.5.2005 về việc phê duyệt Đề án triển khai Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (gọi tắt là TBT).
30/05/2011
Vai trò hữu ích của vi khuẩn đối với cơ thể người
Chúng ta thường cho rằng vi khuẩn là những vị khách không mời mà đến, tuy nhiên 90% tế bào sống trong cơ thể người là do vi khuẩn cấu tạo thành.
27/05/2011
Internet đang giúp con người kết nối giữa các thế hệ
Càng ngày càng có nhiều người ông, người bà bắt đầu tận dụng sức mạnh của công nghệ hiện đại để có thể trở nên gần gũi hơn với những cháu của mình.
27/05/2011
VNPT Hà Giang quay số trúng thưởng tháng tư
HGĐT- Sáng 26.5, Viễn thông Hà Giang VNPT tổ chức quay số trúng thưởng “Hòa mạng tháng Tư - Quà tặng tưng bừng”. Dự buổi Lễ có lãnh đạo các Sở: Thông tin & Truyền thông, Công thương và nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ trong tỉnh.
27/05/2011