Cảnh báo về năng lượng sinh học : Nạn đói !

10:08, 20/09/2010

Liên minh Châu Âu đặt mục tiêu tới năm 2020, việc sử dụng nhiên liệu sinh học cần đạt tỉ lệ 10%. Trớ trêu thay chính việc phát triển năng lượng sinh học - được các tổ chức bảo vệ môi trường hối thúc trong thời gian đầu - nay nhiều người lại coi đó là... thảm họa.


Đầu thế kỉ 21, sự lưu thông tự do của hàng hóa, con người và dịch vụ đã trở thành biểu tượng của tiến bộ, phát triển. Việc duy trì tất cả các lưu chuyển này đòi hỏi mức huy động năng lượng khổng lồ- và ngày càng khó khăn khi nguồn cung cấp năng lượng hóa thạch dần dần kiệt cạn.

Hơn thế nữa, do tác động phá hủy môi trường của các nguồn năng lượng các-bon, việc tìm những năng lượng thay thế là lợi ích chung của loài người.

Việc sử dụng năng lượng tái tạo trong lưu thông vận tải( cả trực tiếp và gián tiếp) đều có thể thực hiện được. Phương pháp gián tiếp như sử dụng điện năng trong lưu chuyển tương đối phức tạp, việc sử dụng nguồn năng lượng thực vật có khả năng thay thế trực tiếp dầu xăng.

Do những nguyên nhân môi trường, nông nghiệp và năng lượng khác nhau việc dùng diesel sinh học và etanol sinh học có đà phát triển từ những năm 80. Trong 10 năm gần đây, việc khai thác năng lượng sinh học ngày càng phổ biến, và được hưởng chính sách ưu đãi.

Hồi chuông cảnh báo

Từ nhiều năm qua tổ chức Những Người Bạn của Trái Đất (NNBTĐ) đã kiểm tra việc sản xuất nhiên liệu sinh học và các tác động liên quan tới môi trường, xã hội. Những báo cáo gần đây của tổ chức này thường xuyên cảnh báo về mối nguy hiểm gia tăng đi cùng việc mở rộng sản xuất nhiên liệu sinh học, các mục tiêu đầy tham vọng của Liên Minh Châu Âu chính là một gánh nặng nhọc nhằn đối với các nước châu Phi chủ chốt trong việc thực hiện kế hoạch này.

Việc sản xuất nhiên liệu sinh học cần tới một diện tích đất đai khổng lồ, cần đầu tư tại rất nhiều nước châu Phi mới đáp ứng nổi mục tiêu của châu Âu. Bài phóng sự mới nhất của tổ chức NNBTĐ thông qua phân tích những dự án đầu tư trên phê phán việc thực hành theo nhiều quan điểm khác nhau.

Trong những thập kỉ vừa qua châu Phi đã gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc cung cấp lương thực. Rất nhiều người lên tiếng phản đối khi đất canh tác không được dùng vào mục đích sản xuất lương thực- giá lương thực bị tăng cao do nguồn cung giảm. Tuy nhiên các nhà đầu tư cho rằng đây là lí do không hợp lí, vì họ chỉ trồng cây công nghiệp tại những vùng đất không phù hợp với việc sản xuất lương thực, không phải những vùng đất nông nghiệp được sử dụng từ trước đến nay.

Trong mọi trường hợp mối lo ngại vẫn tiếp tục lớn do giá lương thực thực sự đắt đỏ hơn. Chính Liên Hợp Quốc cũng dự báo rằng giá lương thực sẽ tăng 40% trong thập kỉ tới do nhu cầu nhiên liệu sinh học. Nếu thực sự đất canh tác không bị chiếm dụng thì những vùng đồng cỏ cho ngựa, bò… hay các khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã cũng sẽ bị thu hẹp để có đất cho sản xuất cây công nghiệp. Trong cả hai trường hợp còn rất nhiều câu hỏi cần giải trình.

Kẻ thua thiệt : Lục địa Đen

Việc xâm chiếm những đồng cỏ châu Phi giáng đòn xuống những người nông dân địa phương- xóa bỏ cuộc sống ổn định từ lâu đời tại đó. Có thể những cơ hội việc làm mới được tạo ra nhưng rõ ràng kèm theo sự phụ thuộc rất lớn so với tự cung tự cấp trước đây.

Việc thay thế hệ sinh thái tự nhiên bằng sản xuất nông nghiệp độc canh làm nảy sinh một số vấn đề về đạo đức và kinh tế , làm suy giảm đa dạng sinh học và sức đề kháng của môi trường. Việc phá rừng để có đất rõ ràng ảnh hưởng tiêu cực đến cân bằng CO2 của trái đất do khả năng hấp thụ khí này bị giảm, khả năng tự phục hồi của môi trường kém.

Tất nhiên, nếu tiến hành tốt, việc mở rộng sản xuất tạo được nhiều công ăn việc làm mới, nhờ đó giảm bớt sự căng thẳng xã hội, và ảnh hưởng tích cực đến bảo vệ môi trường do việc phá rừng bất hợp pháp-hiện tượng khá phổ biến hiện nay- có thể giảm.

Việc trồng cây công nghiệp lan rộng làm tăng thêm gánh nặng đối với môi trường, vì những hóa chất sử dụng trong gieo trồng gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Công nghiệp hóa gieo trồng cùng với việc sử dụng máy móc kéo theo những tác dụng phụ gây hại như ô nhiễm khồng khí và làm chặt đất.

Theo tổ chức NNBTĐ, đây chính là việc „ xuất khẩu” gánh nặng sinh thái của các châu lục phát triển. Việc khăng khăng giữ mục tiêu đề ra của EU sẽ đẩy giá lương thực ngày càng tăng cao, làm nghèo đi môi trường sinh thái. Đòi hỏi đất đai khổng lồ của độc canh còn làm thay đổi các quan hệ sở hữu gây hại cho các nông dân địa phương.

Tiếp tục về đâu, Brussel ?

Năng lượng tự nhiên ngày càng hạn hẹp, gây tác động hủy hoại môi trường, khiến việc tìm nguồn năng lượng thay thế có tầm quan trọng đặc biệt.

Nhưng càng ngày càng có nhiều người cho rằng EU cần xem xét lại phương hướng chính và nên tập trung vào giảm tiêu thụ nhiên liệu cộng đồng. Cơ cấu kinh phí hỗ trợ hiện nay của EU đang khuyến khích việc đầu tư vào sản xuất năng lượng sinh học. Cả hệ thống đã vào guồng chuyển động có quán tính. Vì vậy, nếu ngay bây giờ EU thực sự xem xét nhìn nhận lại chính sách của mình cũng chỉ dần dần mới thay đổi được phương hướng đầu tư- cỗ máy đã không thể phanh ngay lại được.


tienphong.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Một tỷ đồng cho ý tưởng sử dụng năng lượng bền vững
Ngày 28/8, cuộc thi "Ý tưởng Xanh 2010" với chủ đề "Sử dụng năng lượng bền vững" được phát động tại Hà Nội, với tổng giải thưởng 230 triệu đồng và 750 triệu đồng để hiện thực hóa 3 dự án xuất sắc nhất.
31/08/2010
Nguồn gốc của một số biểu tượng quen thuộc trên máy tính
Biểu tượng chỉ dẫn làm việc trên máy tính quen thuộc với người sử dụng hằng ngày, nhưng ít ai biết về nguồn gốc của chúng.
30/08/2010
Các mạng tăng dịch vụ nội dung số
Bắt đầu từ ngày 25-8, Yahoo chính thức cung cấp dịch vụ chat Yahoo! Messenger trên mạng di động Viettel.
27/08/2010
Đến 30-8, cắt dịch vụ các đại lý internet gần trường học không di dời
Theo số liệu thống kê từ 17/29 quận, huyện của TP Hà Nội do Sở Thông tin và Truyền thông công bố trong cuộc họp chiều nay, 23-8, thủ đô có 194 đại lý internet cách trường học dưới 200m, trong tổng số hơn 2.100 đại lý internet.
24/08/2010