Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của cơ quan HCNN tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2007 – 2010
HGĐT- Trên cơ sở đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 (tiêu chuẩn ISO), vào hoạt độngquản lý hành chính nhà nước (QLHCNN) của Sở Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh đã quyết định cho triển khai thực hiện Đề án: “Áp dụng hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2007-2010)”.
Các cơ quan QLHCNN của tỉnh đã thực hiện áp dụngHTQLCL theo tiêu chuẩn ISO, đạt 100% kế hoạch của Đề án (34/34 đơn vị, trong đó có 23 sở, ngành và 11 huyện, thị) với kinh phí thực hiện, là: 4.080 triệu đồng, ngoài ra còn bổ sung áp dụng thí điểm đối với 5 đơn vị (3 mô hình cấp phường và 2 mô hình cấp chi cục, thuộc sở) với kinh phí thực hiện là: 650 triệu đồng. Tính đếntháng 5. 2010, tổng số cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh ta tham gia áp dụng HTQLCL vào hoạt động là 39 đơn vị và đã được Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng cấp giấy chứng nhận HTQLCL phù hợp tiêu chuẩn ISO, hoặc TCVN ISO 9001:2008.
Việc áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 phục vụ cho cải cách hành chính công, tại các cơ quan QLHCNN của tỉnh, đã góp phầnkhông nhỏ trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLHCNN, thông quacác quy trình và thủ tục hành chính được kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên bởi công chức, viên chức (CCVC), do đó đã thu được các kết quả tốt trong thực thi công vụ, như:
- Việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO, đã giúp các cơ quan xác định rõ hơn trách nhiệm và quyền hạn của CCVC, của các phòng, ban, đơn vị trongcơ quan, tránh được sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm. Mặt khác, tăng cường được sự chủ độngphối hợp tronggiải quyết công vụ,nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLHCNN (thể hiện trongviệc ban hành các Qui trình giải quyết, kiểm soát công việc; Mục tiêu chất lượng hàng năm; Bản mô tả công việc...) đã giúp thủ trưởng cơ quan, lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị và CCVC nắm vữngHTQLCL và chủ động nâng cao khả năng kiểm soát công việctheo quy trình,để đạt kết quả tốt hơn.
- Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật liên quan tới từng lĩnh vực được kiểm soát chặt chẽ, cập nhật thường xuyên và áp dụng để giải quyết các công vụ theo quy trình được ban hành, đã nâng cao hiệu quả trong việc cải cách hành chính ( tiết kiệm thời gian, tạo nề nếp làm việc khoa học, hạn chế hiện tượng gây khó khăn, sách nhiễu...) do các quy trình, thủ tục hành chính đã được công khai cho nhân dân biết, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của CCVC.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn hạn chế,khiến cho các cơ quan HCNN chưa thực sự phát huy hết những ưu điểm của HTQLCL, theo tiêu chuẩn ISO, đó là:
- Sự cam kết của lãnh đạo mới chỉ thể hiện bằng văn bản rõ nét nhất ở giai xây dựng HTQLCL, còngiai đoạn duy trì, cải tiến hệ thống, thì ít được quan tâm, việc xây dựng kế hoạch, theo dõi, đánh giá thực hiện mục tiêu chất lượng không được thiết lập thực hiện trong một số cơ quan.
- Sự tham gia của mọi người trong cơ quan thường mang tích chất đối phó, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu cải tiến của bản thân họ, cộng với tư tưởng ngại sự thay đổi, dẫn đến tình trạng còn một số trường hợp làm việc theo thói quen, kinh nghiệm mà không tuân thủ theo yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO, không phát huy được tính hiệu lực, hiệu quả của HTQLCL;
-Chuyên gia tư vấn còn thiếu nhiệt tình, kết quả đào tạo tập huấn chưa tốt, thời gian tư vấn hạn chế, thiếu những kỹ năng thực tiễn, nên việc dẫn chứng, giải thích... gặp khó khăn. Chưa đảm bảo thời gian hợp lý cho việc hướng dẫn áp dụng, vận hành HTQLCL, đặc biệt là các quy trình manh tính hệ thống, đảm bảo cho việc duy trì và cải tiến thường xuyên hệ thống. Dẫn tới một số công việc, như: đánh giá nội bộ, kiểm soát sản phẩm sai lỗi, họp xem xét của lãnh đạo... tại đa số cơ quan còn rất nhiều hạn chế, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.
Để việc áp dụng HTQLCLtheo tiêu chuẩn ISO vào hoạt động củacác cơ quan QLHCNN thực sự có hiệu quả, góp phần đắc lực đẩy nhanh công cuộc cải cách hành chính của tỉnh, thời gian tới, các cơ quan hành chính nhà nước cần quan tâm thực hiện tốt một số nội dung, sau:
Một là: Thủ trưởng cơ quan ngoài việc cam kết thực hiện áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO,bằng văn bản còn phải trực tiếp chỉ đạo, tham gia, giám sát toàn bộ quá trình xây dựng, duy trì, cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩnISO.
Hai là: Cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, để mọi người hiểu rõ những ưu điểm của việc áp dụng HTQLCL, theo Tiêu chuẩn ISO,nhằmnâng cao nhận thức cho cộng đồng, để họ tham giamột cách tốt nhất vào các giai đoạn của các quy trình trong HTQLCLcủa cơ quan QLHCNN.
Ba là: Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tổ chức hội thảo về chất lượng nhằm nâng cao nhận thức về hệ thống quản lý chất lượng cho lãnh đạo, cán bộ các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh;
Bốn là: Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ triển khai xây dựng và áp dụng HTQLCL, theo tiêu chuẩn ISO, trong các cơ quan QLHCNN trên địa bàn tỉnh.
Năm là: Kết hợp tốt việc áp dụng HTQLCL với việc chuẩn hoá công vụ, áp dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong hoạt động thực thi công vụ,để nâng cao hiệu lực hiệu, hiệu quả QLHCN một cách hiệu quả nhất.
Qua 3 năm triển khai đề án HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO, đã đạt được những thành công bước đầu đáng ghi nhận trong việc cải cách hành chính và phục vụ xã hội của các cơ quan QLHCNN. Tuy nhiên, để phát huy tốt tính ưu việt của HTQLCL, rất cần có sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo các cấp, các ngành; sự hiểu biết, thực thi tốt nhiệm vụ của CCVC và sự tham gia, giám sát chặt chẽ của nhân dân.
Ý kiến bạn đọc