Hiệu quả của phân bón viên nén trong thâm canh cây lúa ở Yên Minh

16:39, 23/08/2010

HGĐT- Thực hiện nghị quyết của BTV Tỉnh ủy, về việc đẩy mạnh công tác thâm canh, tăng năng xuất và sản lượng cây trồng, trong những năm qua, huyện Yên Minh luôn tập trung chỉ đạo nhân dân, áp dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.


Đặc biệt, huyện đã phối hợp với sở Khoa học và Công nghệ, xây dựng mô hìnhsử dụng phân bón viên nén, cho cây lúa, từ vụ mùa năm 2009. Đây là một biện pháp thâm canhmới, nhằm nâng cao năng suất và sản lượng sản xuất nông nghiệp. Sau 2 năm thực hiện thí điểm trên địa bàn huyện, đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp người nông dân tìm ra một hướng đi mới trong công tác thâm canh, tăng năng xuất cây trồng.


Vụ đông xuân năm 2010, gia đình bà Lù Thị Sen, thôn Bục Bản, thị trấn Yên Minh, có tổng số 700 m2, được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương và các ngành chuyên môn của huyện, từ vụ mùa năm 2009 đến nay, gia đình bà đã đưa vào trồng giống lúa lai Kim Ưu và sử dụng phân bón viên nén, để chăm sóc cho cây lúa. Trong suốt quá trình chăm sóc của cả thời vụ, gia đình Bà đã được cán bộ khuyến nông của huyện và thị trấn thường xuyên theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, bón phân viên nén... Theo đánh giá của gia đình bà Sen, sau 2 vụ sản xuất, diện tích lúa của gia đình sinh trưởng và phát triển tốt, qua đánh giá của trạm Khuyến nông và gia đình cho thấy rõ năng xuất cao hơn hẳn so với những năm sử dụng phân bón thông thường.


Thị trấn Yên Minh là một trong những vùng trọng điểm lúa của huyện, với tổng số gần 120 ha diện tích lúa vụ xuân trong năm 2010, đã từ nhiều năm nay, bà con nông dân nơi đây có truyền thống gieo cấy các loại giống giống lúa lai và lúa thuần, có năng suất và chất lượng cao. Ngay sau khi triển khai thực hiện đưa vào sử dụng phân bón nén trong công tác thâm canh cây lúa, cấp uỷ, chính quyền địa phương đã đưa vào thí điểm xây dựng cánh đồng mẫu gắn, với việc sử dụng phân bón viên nén, trên diện tích 3 ha trong vụ mùa năm 2009 và 10 ha vụ xuân năm 2010, tạo thành vùng tập trung để hướng dẫn bà con khâu chăm sóc, tiện theo dõi tình hình phát triển của cây lúa, cũng như kịp thời phát hiện sâu bệnh hại. Qua đó, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm để triển khai gieo cấy trong vụ mùa và những năm tiếp theo.


Phân bón nén, thực chất là một loại phân chậm tan, theo nguyên tắc sản xuất là sử dụng các chất phụ gia có khả năng giữ phân lâu hơn, làm cho phân tan từ từ trong đất, vừa đủ cho cây hút, đảm bảo chất dinh dưỡng mà không bị ngộ độc. Khi bón phân cho lúa, thay vì bón vãi như trước đây, viên phân được vùi sâu trong bùn. Theo cách bón này, dinh dưỡng trong viên phân tan từ từ, theo nhu cầu của cây lúa trong từng thời kỳ, nên vừa tiết kiệm được công lao động, vật tư, mà hiệu quả, cho năng xuất đạt cao. Qua đánh giá kết quả thực tế, phân bón viên nén có ưu điểm vượt trội, chỉ bón một lần duy nhất trong cả vụ, dễ làm, chủ động trong sản xuất, không phụ thuộc vào thời tiết, giảm thiểu sự rửa trôi, bay hơi, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp 2 lần, hạn chế được cỏ dại, sâu bệnh hại và giảm tác hại đối với môi trường. Qua hai năm khảo nghiệm thực tế trên địa bàn, đánh giá kết quả bước đầu cho thấy: Nếu sử dụng Phân bón viên nén đúng quy trình kỹ thuật, thì năng xuất thực thu đạt từ 78 đến 80 tạ/ha. Trong khi diện tích lúa sử dụng phân bón thông thường, chỉ đạt 53 đến 55 tạ/ha.


Tuy nhiên, trong việc triển khai sử dụng phân bón viên nén trên địa bàn huyện Yên Minh, còn gặp phải khó khăn nhất định như: địa hình đồi núi dốc, diện tích lúa chủ yếu ruộng bậc thang, manh mún, không tập trung. Cùng với đó,quy trình kỹ thuật để sử dụng phân bón viên nén, đòi hỏi trong khi cày bừa ruộng phải phẳng mặt để dễ quản lý mực nước, cấy và dúi phân nhanh hơn, luôn giữ mực nước trong ruộng từ 3 đến 5 cm, từ lúc cấy đến lúc bón phân, câylúa phải cấy thẳng hàng, đúng mật độ, khoảng cách, nên cấy lúa theo từng luống các nhau 25 cm, để tiện cho việc áp dụng kỹ thuật bón phân dúi sâu này. Trong khi đó, ở một số vùng trong huyện, tập quán canh tác của nhân dân chưa được thay đổi, một bộ phận người dân chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất,đây là những khó khăn trong công tác sản xuất nông nghiệp của địa phương.


Trước thực trạng đó, huyện Yên Minh đã đưa ra nhiều giải pháp, cùng với những cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp, để đẩy mạnh việc sử dụng phân bón viên nén ra địa bàn toàn huyện. Đồng thời, huyện cũng chỉ đạo các ngành chuyên môn phối hợp với các xã, tiếp tục theo dõi, đánh giá hiệu quả của phân bón viên nén đối với cây lúa, qua đó rút kinh nghiệm để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, phấn đấu nâng tổng diện tích lúa được sử dụng phân bón viên nén lên 115 ha trong vụ mùa năm 2010, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế trên địa bàn, với phương châm lấy vụ mùa bù vụ xuân, đảm bảo sản lượng lương thực trong cả năm 2010. Có thể nói hiệu quả của phân bón viên nén, được đưa vào sử dụng cho cây lúa trên địa bàn huyện Yên Minh trong 2 năm vừa qua, cho thấy: Việc sử dụng phân bón nén và sự đầu tư theo đúng quy trình kỹ thuật, năng xuất thống kê đạt từ 78 đến 80 tạ/ha, cao hơn so với sử dụng các loại phân bón khác từ 20 đến 25 tạ/ha, tăng 1,5 lần năng xuất so với diện tích lúa sử dụng các loại phôn bón thông thường, giúp người nông dân tìm ra một hướng đi mới trong công tác thâm canh các loại cây trồng, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người nông dân.


VĂN BÍNH (Đài PT-TH tỉnh)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quản lý nhiệt độ trên máy tính để kéo dài tuổi thọ linh kiện
Nhiệt độ quá cao là một trong những lý do khiến tuổi thọ linh kiện máy tính bị giảm sút. Những phần mềm dưới đây sẽ giúp người dùng giám sát nhiệt độ máy tính để có biện pháp xử lý thích hợp.
30/07/2010
Hà Nội đóng cửa đại lý internet gần trường học trước ngày 30-8
Hà Nội kiên quyết dừng hoạt động các đại lý internet cách cổng trường học dưới 200m trước ngày 30-8, ông Phạm Quốc Bản, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội khẳng định hôm nay, 28-7.
29/07/2010
Cá voi chết hàng loạt vì mắc cạn tại New Zealand
58 con cá voi hoa tiêu đồng loạt dạt vào một bờ biển vắng ở phía bắc New Zealand và chỉ có 11 con được cứu.
23/08/2010
Sản xuất nhiệt điện… từ trấu
Trấu là nguồn nguyên liệu giá thành rẻ, giúp tiết kiệm tài nguyên không thể tái tạo tạo, bảo vệ môi trường. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển điện trấu. Hiện tại, nước ta bước đầu có một số dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện từ trấu.
20/08/2010
Các loại Phân bón NPK