Kinh hoàng dung nham núi lửa nuốt chửng nhà dân ở Hawaii

16:34, 27/07/2010

Đợt phun trào mới đây nhất của núi lửa Lilauea sau 27 năm khiến những dòng dung nham đỏ rực chảy xuống một thị trấn tại Kalapana Gardens, Hawaii và phá hủy nhà cửa trong đêm tối.


Ary Sleik, chủ nhân của ngôi nhà trong ảnh đã lén quay trở lại nhà mình trong đêm 26/7 và chứng kiến cảnh tượng dòng dung nham dần dần nuốt chửng ngôi nhà của mình từ đầu tới cuối.

Gary Sleik và người bạn Darlene đã cùng nhau nhâm nhi đồ uống và chứng kiến cảnh dòng dung nham từ từ tiến tới chân cầu thang và nuốt chửng ngôi nhà. Trong 3 năm qua núi lửa Lilauea đã nhiều lần đe dọa phun trào dung nham. Gary cũng đã dự tính rằng một ngày nào đó nó sẽ nuốt chửng ngôi nhà của ông và ông thực sự cảm thấy nhẹ nhõm vì thử thách cuối cùng cũng đã qua.

Lilauea là một trong những núi lửa hoạt động tích cực nhất trên thế giới và là ngọn núi lửa trẻ nhất ở đông nam đảo Hawaii.

Kể từ năm 1952 tới nay nó đã phun trào 34 lần và phá hủy nhiều nhà cửa ở các khu vực xung quanh. Lần phun trào gần nhất diễn ra vào tháng 3/1983.

Người dân địa phương tin rằng Kilauea là nhà của nữ thần núi lửa Pele. Nhà thám hiểm châu Âu lần đầu tiên khám phá ra ngọn núi lửa này là một mục sư tên là William Ellis vào năm 1823.

 Dung nham tiến sát ngôi nhà của Gary Sleik.

 Gary Sleik (phải) và người bạn Darlene đã cùng nhau nhâm nhi đồ uống chứng kiến cảnh tượng hi hữu trên.

 Dung nham tràn vào khu vực phía sau vườn nhà Gary và thiêu cháy tất cả mọi vật trên đường đi của nó.

 Dung nham tràn đầy khu vực để xe và sân vườn trước nhà.

 Lửa bắt đầu bén vào cầu thang.

 Rồi biến cả ngôi nhà thành đống lửa khổng lồ rực sáng trong đêm.

Gary cùng bạn chứng kiến cảnh tượng mà ông đã chờ đợi 3 năm qua.

Những gì còn lại trên nền ngôi nhà cũ của Gary.

 Vị trí của núi lửa Kilauea.
 

 Những dòng dung nham đỏ rực vẫn không ngừng phun trào trên đỉnh núi lửa.

Ảnh chụp 25/2/1983 trong một đợt phun trào của núi lửa Kilauea.

Đợt phun trào năm 2002. Mặc dù mặt trời vẫn còn ở trên cao nhưng những đám khói đen tung lên từ miệng núi lửa đã che khuất ánh nắng khiến cảnh tượng giống như trong hoàng hôn.

 Cảnh nham thạch từ núi lửa Kilauea đổ xuống biển hôm 26/3/2008. Đá bị nung nóng chảy gặp nước lạnh tan ngay lập tức hình thành lên một bãi biển cát đen mới.

Một dòng dung nham chảy ra biển Thái Bình Dương trong chiều tối ngày 10/6/1991.
 Dung nham phun trào thành hình trái tim.
 Ảnh được chụp năm 1990, một vòng hoa được kết từ 7 loài cây bản địa linh thiêng trong ngày lễ truyền thống tôn vinh nữ thần núi lửa Pele trên một dòng dung nham đã nguội ở phía dưới chân núi lửa Kilauea.
 
 Ảnh chụp ngày 8/6/1991: Một chiếc xe bus bị chôn vùi trong dòng dung nham đã nguội gần miệng núi lửa Kilauea.
 Một vòi nước bị kẹt trong dòng dung nham đã đông cứng.
 Dung nham tràn xuống cả đường cao tốc phía dưới.
 Ảnh chụp ngày 12/3/1992.
Một nhóm ngư dân suýt chết khi xe của họ băng qua đoạn đường bị dòng dung nham phun trào lên quốc lộ 130 ở Kalapana, ngày 17/7/2010.
Dung nham quật đổ một bảng hiệu tại quận Lava ở đảo Hawaii hôm 17/7/2010.

KH&CN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hà Nội: Xuất hiện bọ xít hút máu người
Chúng thường sống ở giường, đệm tủ và hút máu truyền vi khuẩn gây bệnh vào ban đêm nhưng con người không hề biết.
30/06/2010
Thách thức với 3G
Thị trường 3G tại Việt Nam mới đang ở giai đoạn bắt đầu, trong khi thế giới đã dành sự quan tâm cho dịch vụ công nghệ thế hệ tiếp theo. 3G chắc chắn chưa phải điểm đến cuối cùng, nhưng hiện tại chưa thể là thời điểm tốt để các doanh nghiệp tiếp tục một cuộc đua công nghệ mới...
29/06/2010
Intel giúp Việt Nam phổ cập CNTT nông thôn
Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (VTF) và Văn phòng đại diện Intel tại Việt Nam, hôm nay, 24-6, đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn II nhằm phát triển việc sử dụng máy tính và dịch vụ internet cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa của Việt Nam.
28/06/2010
Quản lý game online, cách nào tối ưu?
Bài toán quản lý game o­nline (GO) tại Việt Nam sau nhiều năm vẫn rơi vào bế tắc, gây áp lực cho nhà quản lý, đau đầu cho xã hội và cả doanh nghiệp. Với Việt Nam, đâu là bài toán tối ưu?
26/07/2010