Hoạt động khoa học & công nghệ - một số giải pháp phát triển nhiệm kỳ 2010 – 2015

08:55, 24/06/2010

HGĐT- Trong những năm qua, Khoa học & Công nghệ(KHCN) được Đảng và Nhà nước ta khẳng định là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Quan điểm chỉ đạo về KHCN đã được chỉ rõ trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước và được triển khai thực hiện đồng bộ đem lại hiệu quả cao.


Trong nhiệm kỳ 2005-2010, dưới sự lãnh chỉ đạo của BCH Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh Hà Giang, việc triển khai, nghiên cứu, ứng dụng KH&CN đã có những bước chuyển biến quan trọng. Lĩnh vực quản lý khoa học được tăng cường từ cấp tỉnh đến cấp huyện, Ngành đã tham mưu cho tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích hoạt động nghiên cứu KHCN, tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân tham gia. Các đề tài, dự án được thực hiện đều xuất phát từ những bức xúc của thực tiễn và sự đòi hỏi của mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời đi sâu vào nghiên cứu ứng dụng, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; đổi mới công nghệ, y tế, giáo dục, môi trường... Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, phục vụ thiết thực cho mọi hoạt động của đời sống xã hội. Vai trò động lực của KHCN được thể hiện rõ nét nhất trên lĩnh vực nông lâm nghiệp, là luận cứ mở rộng chương trình phát triển các loại cây, con mang tính đại diện cho địa phương, như: Bảo tồn nguồn gen bản địa (lợn đen Lũng Pù, Gà xương đen, Bò vàng vùng cao, cá Bỗng); phát triển mạnh cây che, kết hợp chuyển giao công nghệ chế biến hiện đại; đưa các giống cây trồng có năng suất, chất lượng vào sản xuất; mở rộng thâm canh phân viên nén cho cây lúa, góp phần nâng năng suất lên 20%- 25%...Tạo tiền đề mở rộng qui mô sản xuất, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, đưa lương thực bình quân đầu người từ 367kg năm 2005, lên 419 kg/người/năm (năm 2009); nâng cao thu nhập bình quân đầu người từ 3,2 triệu đồng (năm 2005) lên 6,3 triệu đồng/người/ năm (2009). Về lĩnh vực xã hội nhân văn, đã xây dựng thành công đề tài được công nhận cấp quốc gia như Phố cổ Đồng Văn; các mô hình làng du lịch cộng đồng, được đông đảo bè bạn trong nước và Quốc tế đến thăm và trở thành những điểm du lịch hấp dẫn tại địa phương. Trong lĩnh vực y tế, nhờ ứng dụng kỹ thuật mổ đục thuỷ tinh thể bằng phương pháp Phaco, xây dựng vườn thuốc nam... đã giúp cho rất nhiều bệnh nhân nghèo được chữa bệnh.


Trong lĩnh vực công nghiệp, đã tập trung các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, đổi mới công nghệ; đã có 27 nhãn hiệu hàng hoá được công nhận, trong đó có các sản phẩm là thế mạnh của địa phương đã được người tiêu dùng trong nước biết đến như Cam Sành Hà Giang, chè Shan tuyết, Mật o­ng Bạc Hà.... Việc áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVNISO 9001:2000 vào hoạt động tại cơ quan hành chính, đã tạo được phong cách làm việc khoa học, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cải cách hành chính. Hoạt động quản lý công nghệ và an toàn bức xạ đã từng bước được khẳng định. Công tác quản lý về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng được duy trì và phát triển, phối hợp tốt với các ban, ngànhkiểm định các phương tiện đo lường, hoạt động trong thương mại bán lẻ, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật, góp phần làm trong sạch thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích cho người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển. Lĩnh vực Thông tin KHCN không ngừng nâng lên cả về số lượng và chất lượng, với gần 10.000 bản (5 số/ năm) đáp ứng kịp thời thông tin về kiến thức khoa học tới cán bộ, nhân dân. Kết hợp thông tin trên truyền hình, báo... để chuyển tải những thành tựu đã đạt được nhằm khuyến cáo, ứng dụng trên địa bàn.


Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn những hạn chế, yếu kém do chưa phát huy mạnh nguồn lực cho phát triển KHCN. Công tác KHCN chưa được sự quan tâm của một số sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị; việc đầu tư nhân lực cho hoạt động KHCN còn hạn chê, nên nhiều tiến bộ KHKT và công nghệ chưa được ứng dụng vào sản xuất và đời sống.


Để phát huy thành tựu đạt được, khắc phục nguyên nhân tồn tại và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ KT-XH trong nhiệm kỳ tới. Về lĩnh vực KHCN cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:


1. Tập trung huy động tối đa tiềm lực, nâng cao năng lực KHCN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển KT-XH. Đánh giá đầy đủ và khách quan những khó khăn, các lợi thế của tỉnh làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng chủ trương, chính sách phát triển KT-XH. Tiếp tục nghiên cứu và cụ thể hóa các chính sách KHCN vào điều kiện thực tế tại địa phương.


2. Nâng cao năng lực, trình độ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ KHCN, tập trung đầu tư cơ sở vật lực, nguồn lực cho các Trung tâm KHKT trên địa bàn để đảm bảo đủ năng lực trong việc tiếp nhận, chuyển giao hiệu quả TBKT vào lĩnh vực sản xuất và đời sống. Bố trí cán bộ chuyên trách KHCN tại các huyện, thị để chỉ đạo, triển khai việc nghiên cứu ứng dụng KHCN trên địa bàn.


3. Thành lập Quỹ phát triển KHCN để hỗ trợ theo nguyên tắc có thu hồi vốn đầu tư triển khai kết quả nghiên cứu đổi mới công nghệ hoặc ứng dụng công nghệ mới; đẩy mạnh hỗ trợ hoạt động sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp.


4. Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao tại Quyết Tiến- Quản Bạ, nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng một khu kinh tế- kỹ thuật đa chức năng phục vụ công tác nghiên cứu-phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghệ cao của tỉnh.


5. Ứng dụng TBKT nhằm phát triển kết cấu hạ tầng và hỗ trợ đời sống người dân vùng khó khăn, nhất là trên lĩnh vực công nghệ, vật liệu mới để cải thiện điều kiện về nhà ở, nước sinh hoạt và sản xuất, sản xuất gạch không nung ... giải quyết vật liệu xây dựng tại chỗ, hạ giá thành sản phẩm và chủ động trong XDCB tại các huyện vùng cao.


6. Mở rộng và phát triển mạnh hình thức liên kết kinh tế giữa công nghiệp và nông nghiệp, mô hình liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông, nhà khoa học nhằm phát triển mạnh mẽ công nghiệp chế biến, tận dụng những lợi thế, tiềm năng sẵn có của địa phương để thúc đẩy phát triển công nghiệp - thủ công nghiệp.


7. Đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp cải tiến và đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh, hạn chế việc xuất sản phẩm thô ra ngoài và bảo vệ môi trường sinh thái phát triển bền vững.


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Năm 2010: Máy tính bảng và TV 3D tăng trưởng mạnh nhất
Theo nhận định của các chuyên gia tại In-Stat, thị trường máy tính bảng và TV 3D sẽ có mức tăng trưởng mạnh nhất trong khoảng thời gian 2010 - 2011.
31/05/2010
Dự phòng thảm hoạ CNTT
Hệ thống CNTT với nhiều cấu phần tinh vi, phức tạp luôn tiềm ẩn khả năng bị hư hỏng.
28/05/2010
Cơ giới hoá nông, lâm nghiệp tỉnh Hà Giang từ gói kích cầu của Chính phủ
HGĐT- Việc thực hiện cơ giới hóa (CGH) trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nhỏ các sản phẩm nông lâm nghiệp tỉnh Hà Giang đã đạt được nhiều hiệu quả và từng bước hiện đại hoá theo hướng sản xuất bền vững, định hướng của nền kinh tế thị trường.
28/05/2010
Huyện Quản Bạ điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe – nhìn
HGĐT- Ngày 24.4, huyện Quản Bạ tiến hành điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe - nhìn năm 2010.
26/05/2010