Cơ giới hoá nông, lâm nghiệp tỉnh Hà Giang từ gói kích cầu của Chính phủ

17:18, 28/05/2010

HGĐT- Việc thực hiện cơ giới hóa (CGH) trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nhỏ các sản phẩm nông lâm nghiệp tỉnh Hà Giang đã đạt được nhiều hiệu quả và từng bước hiện đại hoá theo hướng sản xuất bền vững, định hướng của nền kinh tế thị trường.


Tuy nhiên, việc đầu tư thực hiện cơ CGH vẫn chưa đồng bộ, nhiều nơi còn chưa mạnh dạn đầu tư dẫn đến việc đẩy mạnh CGH còn nhiều điều đáng phải suy nghĩ. Nên việc thực hiện Quyết định 497 của Chính phủ đã và đang tạo động lực mạnh mẽ cho nông dân thực hiện CGH, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, nông thôn.


Hiện nay, trong quy trình và hệ thống sản xuất nông lâm nghiệp, việc đầu tư thực hiện CGH đã thực hiện ở một số khâu trong lĩnh vực nông nghiệp; lĩnh vực lâm nghiệp nhưng tỷ lệ CGH vẫn còn thấp. Việc đẩy mạnh CGH mới chỉ thực hiện ở vùng thấp, cụ thể như thị xã Hà Giang, huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, còn đối với các huyện vùng cao thì việc thực hiện còn manh mún, nhỏ lẻ. Để hỗ trợ nông dân CGH nông nghiệp và chế biến nhỏ các sản phẩm nông lâm nghiệp. Năm 2010, UBND tỉnh đã có chính sách hỗ trợ lãi suất cho nông dân khi vay vốn ngân hàng mua máy móc, với mục đích đẩy mạnh CGH sản xuất nông nghiệp và chế biến nhỏ các sản phẩm nông lâm nghiệp. Với mục đích tiếp tục đẩy mạnh CNH-HĐH hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, phát huy nội lực, khai thác các nguồn lực của địa phương, khuyến khích phát triển CKH trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề chế biến nông lâm sản. Phấn đấu đến năm 2015, công tác CGH trong sản xuất nông nghiệp đối với các huyện vùng thấp đạt tỷ lệ từ 50 - 70%, các huyện vùng cao tập trung phát triển ở các tiểu vùng có điều kiện tạo ra ngành nghề, dịch vụ trong sản xuất.


Chính phủ đã có Quyết định số 497/QĐ -TTg, ngày 17.4.2009 và Quyết định số 2213/QĐ - TTg ngày 31.12.2009, của Thủ tướng Chính phủ, về việc hỗ trợ lãi suất vay vốn mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đối với tỉnh ta, việc đẩy mạnh thực hiện CGH nông nghiệp và chế biến nhỏ các sản phẩm nông lâm nghiệp đã được thể hiện tại Công văn số 3328 - CV/TU ngày 31.3.2010, của Tỉnh uỷ về trích kết luận số 250-KL/TU ngày 30.3.2010, của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chủ trương thực hiện CGH nông nghiệp và chế biến nhỏ các sản phẩm nông lâm nghiệp và theo tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại văn bản số 71/UBND - KT ngày 11.1.2010. Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay trung hạn và ngắn hạn cho các tổ chức, cá nhân vay đầu tư vào các mục đích trên. Với điều kiện là hàng hóa mua phải có nguồn gốc sản xuất trong nước như động cơ đốt trong, máy gặt đập liên hợp, máy gặt tuốt lúa, máy cày kéo, máy bơm nước, máy xay xát gạo, máy chế biến thức ăn gia súc, xe tải nhẹ,... Trong đó, các thiết bị máy móc được hỗ trợ 100% tiền vay đầu tư và 100% lãi suất.


Đối với các nguồn vốn cho vay tại tỉnh ta, việc giải ngân cụ thể tại các Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh tỉnh Hà Giang, Các Ngân hàng Thương mại. Đối tượng cho vay là các tổ chức, cá nhân, các hộ gia đình, các chủ trang trại. Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất vay mua máy móc thiết bị tối đa 24 tháng. Việc thực hiện CGH nông nghiệp phải gắn với công tác “dồn điền đổi thửa” và phát triển hình thành các hợp tác xã, đại lý dịch vụ trong lĩnh vực CGH chế biến các sản phẩm nông lâm sản phải gắn với hình thành, phát triển vùng nguyên liệu đầu vào và có đầu ra ổn định. Các khoản vay được hỗ trợ lãi suất của Chính phủ có hiệu lực và phát huy hiệu quả trong nhiều năm qua tại nhiều địa phương trong cả nước. Có thể nói, đây là cơ hội hiếm có cho nông dân cả nước nói chung, nông dân tỉnh ta nói riêng, để thực hiện ước mơ trang bị máy móc CGH sản xuất nông nghiệp và chế biến nhỏ các sản phẩm nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, những thông tin về gói kích cầu này cần phải được tuyên truyền đến với đại đa số nông dân có nhu cầu vay vốn đầu tư mua máy móc để phục vụ sản xuất.


Để chính sách này thực thi có hiệu quả, thiết nghĩ: Đây là một chính sách lớn để thúc đẩy quá trình cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, tiến tới CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn trong cả nước. Việc triển khai thực hiện cần phải đồng thuận của các cấp, các ngành và hệ thống ngân hàng, có như vậy thì Nghị quyết Trung ương 7 về thực hiện chính sách “tam nông” mới phát huy hết hiệu quả và là động lực để phát triển kinh tế.


NGÔ THẾ ANH (Sở KH-CN)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát động Tuần Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường (29.4 – 6.5.2010)
HGĐT- Sáng 29.4, tại sân vận động trung tâm huyện Quang Bình, UBND tỉnh tổ chức Lễ phát động Tuần Quốc gia nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.
30/04/2010
HP mua lại Palm với giá 1,2 tỷ USD
Với mục đích thâm nhập thị trường smartphone đang phát triển mạnh mẽ, ngày 28/4, hãng máy tính nổi tiếng của Mỹ, HP đã bỏ ra 1,2 tỷ USD mua lại công ty di động Palm.
30/04/2010
Dự phòng thảm hoạ CNTT
Hệ thống CNTT với nhiều cấu phần tinh vi, phức tạp luôn tiềm ẩn khả năng bị hư hỏng.
28/05/2010
10 lý do nên “rộng lượng” hơn với Microsoft
Microsoft đôi khi thường vấp phải những vấn đề về bảo mật, hãng cũng thường bị coi là mục tiêu bắt đầu của các cuộc chiến bảo mật. Nhưng nguyên nhân không phải lúc nào cũng là từ phía Microsoft.
28/04/2010