Việt Nam đứng cuối bảng xếp hạng băng rộng

07:59, 27/10/2009

Mặc dù được đánh giá là có tiến bộ nhất về chất lượng băng rộng trong số các nước đang phát triển, nhưng Việt Nam vẫn ở top cuối bảng xếp hạng băng rộng toàn cầu.


Hôm qua, trường Kinh doanh Said, Đại học Oxford (Anh) đã công bố Nghiên cứu Chất lượng băng rộng 2009 do Cisco Systems tài trợ. Các kết quả của nghiên cứu thường niên lần thứ hai trên phạm vi toàn cầu về kết nối băng rộng đã tiết lộ 62 trong tổng số 66 quốc gia, vùng lãnh thổ đã có sự cải thiện về chất lượng các dịch vụ băng rộng tiêu dùng so với năm 2008. Tuy nhiên, số liệu mới của nghiên cứu này nhấn mạnh khoảng cách chất lượng kỹ thuật số giãn ra giữa đô thị và nông thôn; và lần đầu tiên có sự so sánh về chất lượng các dịch vụ băng rộng cố định và di động. 

Những nước xếp hạng cao về băng rộng đều có băng rộng trong nghị trình quốc gia. Ảnh minh họa

Theo Nghiên cứu, tốc độ tải về dữ liệu trung bình toàn cầu tăng 495% lên đến 4,75 Megabits/giây (Mbps). Tốc độ tải lên dữ liệu trung bình tăng 69% lên 1,3 Mbps. Độ trễ trung bình toàn cầu giảm 21%, còn 170 phần nghìn giây (millisecond).

Trong số các nước có nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam và Qatar, Kenya… có tiến bộ nhất về chất lượng băng rộng so với năm trước.

Theo kết quả nghiên cứu công bố, điểm chất lượng băng rộng (BQS) 2009 của Việt Nam là 21 (cao nhất là 66), xếp hạng 58 trong bảng Lãnh đạo băng rộng toàn cầu. So với xếp hạng điểm BQS năm 2008, Việt Nam tăng được 2 bậc, xếp thứ 6 từ dưới lên nhưng thuộc nhóm dưới ngưỡng các ứng dụng ngày nay. Hai thành phố của Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM cũng trong danh sách các thành phố có điểm BQS dưới ngưỡng đáp ứng các ứng dụng hiện thời.

Các ứng dụng tiêu biểu hiện nay gồm có duyệt web, mạng xã hội, tải nhạc, chat video, xem video, truyền hình Internet và các ứng dụng văn phòng tại gia hạng doanh nghiệp.

Các ứng dụng tương lai gồm truyền thông trực tuyến, y tế và giáo dục trực tuyến cho người tiêu dùng, chia sẻ và xem video chất lượng cao, truyền hình Internet độ nét cao, truyền trực tiếp các sự kiện với chất lượng như điện ảnh và tự động hóa căn hộ ở mức cao cấp.

Sử dụng hơn 24 triệu báo cáo từ các cuộc kiểm tra tốc độ băng rộng thực được người dùng trên toàn thế giới tiến hành trong tháng 5/08 và từ tháng 5-7/09 qua www.speedtest.net, nhóm nghiên cứu đã tính toán thống kê trung bình các thông số quyết định chất lượng kết nối băng rộng của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ. Các thông số được nhóm thành ba nhóm chính: tốc độ tải lên, tải xuống và độ trễ (thời gian tải một gói dữ liệu từ nguồn cho đến điểm đến). Điểm chất lượng băng rộng (BQS) dành cho mỗi nước, vùng lãnh thổ được tính toán dựa trên công thức đánh giá theo yêu cầu chất lượng của một bộ các ứng dụng phổ biến hiện nay và trong tương lai.

Năm nay, Hàn Quốc đứng đầu trong bảng xếp hạng băng rộng. Hàn Quốc đã giành được vị trí hàng đầu của Nhật Bản năm ngoái về chất lượng băng rộng với 72% cải thiện về điểm chất lượng băng rộng (BQS). Cộng với tỷ lệ thâm nhập băng rộng (97%), Hàn Quốc vượt qua Nhật Bản về xếp hạng Lãnh đạo băng rộng toàn cầu (Broadband Leadership).

Song Nhật Bản có các thành phố có điểm BQS cao nhất trên thế giới với Yokohama và Nagoya dẫn đầu xếp hạng BQS và thành phố Sapporo ở sau đó cũng không xa.

Thụy Điển có điểm băng rộng cao nhất châu Âu. Có 39 quốc gia, vùng lãnh thổ có điểm BQS vượt ngưỡng yêu cầu về chất lượng đáp ứng các ứng dụng web phổ biến ngày nay.

9 nước gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thụy Điển, Lithuania, Bulgaria, Latvia, Hà Lan, Đan Mạch và Romania có chất lượng băng rộng đáp ứng nhu cầu các ứng dụng web tương lai.

Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất lượng băng rộng liên quan đến các lợi ích kinh tế và xã hội và các nước có chất lượng dịch vụ băng rộng cao đều có băng rộng trong nghị trình quốc gia.


quantrimang

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Úc: phát hiện 850 sinh vật mới dưới lòng đất
Sau bốn năm tiến hành một cuộc khảo cứu toàn diện mạch nước ngầm và các hang động ở miền trung và miền nam nước Úc, các nhà khoa học đã tìm thấy 850 loài sinh vật chưa từng được biết đến trước đó sống dưới lòng đất.
30/09/2009
Kết quả bước đầu về phân cấp hoạt động khoa học và công nghệ đến các huyện, thị
HGĐT- Ở tỉnh ta, hoạt động phân cấp quản lý khoa học và công nghệ (KHCN) sớm được tỉnh quan tâm triển khai. Nhìn lại hai năm phân cấp, kết quả hoạt động KHCN các huyện, thị dần đi vào nề nếp. Phong trào nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học vào thực tiễn sản xuất và đời sống ngày càng sôi động hơn.
30/09/2009
Nước có ở khắp nơi trên mặt trăng
Ba nghiên cứu riêng rẽ của các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra những bằng chứng rõ ràng về sự tồn tại của nước trên mặt trăng. Nước tập trung nhiều ở hai cực và có thể được tạo nên bởi gió mặt trời.
29/09/2009
Nguồn mở đã kém an toàn hơn
Xu hướng công khai mã nguồn của virus kèm với đó là sự mất an toàn của các hệ thống mã nguồn mở và sự “vượt mặt” của virus với những phần mềm bảo mật đang là những vấn đề đáng ngại.
29/09/2009