Ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển KT-XH

17:06, 28/08/2009

HGĐT- Xác định đẩy mạnh KHCN, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng bộ tỉnh đề ra; những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã có những chủ trương, giải pháp quyết liệt trong việc ứng dụng KH & CN vào sản xuất và đời sống, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế tạo bước đột phá trong tăng trưởng kinh tế, phục vụ phát triển KT-XH, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân.


Mặc dù tỉnh ta còn gặp rất nhiều khó khăn như: Dân cư sống phân tán, có nhiều thành phần dân tộc. Trình độ nhận thức của nhân dân các vùng, miền không đồng đều; lực lượng cán bộ KHKT có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên thiếu, tư duy đổi mới chưa nhanh, nhạy, năng lực nắm bắt, dự báo, phân tích đánh giá và làm chủ khoa học công nghệ còn rất hạn chế. Nền kinh tế tỉnh có điểm xuất phát thấp, lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tỷ lệ đói nghèo còn cao. Thị trường công nghệ chưa phát triển, các doanh nghiệp đa số là vừa và nhỏ, quy mô sản xuất nhỏ, ít tiếp cận với khoa học công nghệ. Việc gắn kết giữa hoạt động KH&CN với phát triển KT-XH còn hạn chế. Tỷ trọng công nghệ, thiết bị hiện đại không nhiều, sản phẩm sản xuất trong công nghiệp, nông nghiệp của các cơ sở áp dụng hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế còn ít. Các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân chưa quan tâm đầu tư cho việc đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, tính cạnh tranh kém...


Song với những nỗ lực đổi mới trong công tác quản lý, tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết T.Ư 2 khóa VIII về phát triển KHCN, hoạt động KH & CN ở tỉnh ta đã có nhiều chuyển biến tích cực từ công tác quản lý đến việc thực hiện các chương trình nghiên cứu triển khai và hiệu quả ứng dụng, chuyển giao KHCN vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Chỉ tính từ năm 2006 đến nay, trong công tác tham mưu, tư vấn về KH & CN, tỉnh đã tập trung chỉ đạo theo nội dung Nghị quyết phát triển KT-XH tỉnh Hà Giang về hoạt động khoa học công nghệ cho các ngành, các cấp, các địa phương trong tỉnh. Chú trọng xây dựng các luận cứ phục vụ cho phát triển KT-XH và ANQP, đẩy mạnh chuyển giao các TBKT cho nông nghiệp, nông thôn vùng sâu, vùng xa, nâng cao hiệu quả quản lý KH&CN, tăng cường đầu tư tiềm lực KH&CN và khuyến khích phát triển thị trường khoa học và công nghệ. UBND tỉnh đã ban hành các quyết định về quy định quản lý các chương trình, đề tài, dự án KH&CN trên địa bàn tỉnh; quyết định về hướng dẫn xây dựng định mức dự toán cho các nhiệm vụ KH&CN; ban hành chính sách khuyến khích cán bộ tham gia học tập nâng cao trình độ văn hoá, trình độ nghiệp vụ chuyên môn; tăng cường đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ để năng lực ngang tầm các đòi hỏi nhiệm vụ phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay.


Để đẩy nhanh việc ứng dụng KH&CN vào phục vụ cải cách hành chính, tỉnh đã ban hành Đề án áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 vào hoạt động của các cơ quan HCNN trên địa bàn. Tính đến nay, đã có 24 đơn vị HCNN triển khai áp dụng. Thực hiện công tác phân cấp quản lý nhà nước về hoạt động KH&CN cho 11 huyện, thị đã góp phần từng bước nâng cao năng lực quản lý nhà nước vềKHCN cho địa phương.

Từ năm 2006 đến nay, tỉnh đã tuyển chọn và đưa vào thực hiện 59 đề tài, dự án KH&CN để đẩy mạnh phát triển nông lâm nghiệp, điều tra cơ bản và phát triển công nghiệp, thương mại du lịch với tổng kinh phí 14.219 triệu đồng; tập trung lấy nghiên cứu gắn với ứng dụng và chuyển giao công nghệ nhằm từng bước chuyển giao và hoàn thiện công nghệ, xây dựng những mô hình ứng dụng TBKT phục vụ nông nghiệp và nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương; xây dựng được các luận cứ khoa học cho việc xây dựng các dự án khả thi, đề xuất nhiều giải pháp và những giá trị khoa học cơ bản để xây dựng, thực hiện các mô hình KH&CN giải quyết nước ăn, nước sinh hoạt cho đồng bào vùng cao. Điển hình như các đề tài, dự án: Khảo sát điểm lộ nước Karsto thị trấn Mèo Vạc, lựa chọn công nghệ, thiết kế mô hình cấp nước; ứng dụng công nghệ hồ treo xây dựng hồ cấp nước phục vụ nhân dân vùng cao... Các giải pháp đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tự nhiên, đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực có nguy cơ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng dân cư; đánh giá mức độ nhiễm độc của một số loại nấm độc, tạo điều kiện cho các ngành chức năng cảnh báo và đề ra được giải pháp nâng cao sức khoẻ cộng đồng; ứng dụng GIS xây dựng bản đồ điển tử E-Máp phục vụ tra cứu thông tin KT - XH; đánh giá đất vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh để đề xuất giải pháp cơ bản phục vụ phát triển công nghiệp gỗ giấy...

Trong lĩnh vực nông nghiệp, đã có nhiều đề tài dự án nghiên cứu và tiếp nhận công nghệ xây dựng những mô hình phát triển nông sản hàng hóa có thế mạnh: Chè Shan, cam sành, thảo quả, cây ăn quả ôn đới của tỉnh. Các đề tài, dự án KH&CN đã tạo ra nhiều mô hình phát triển công nghệ chế biến chè Shan đặc sản của vùng Vị Xuyên và Hoàng Su Phì, Quang Bình… Ngoài ra, các đề tài, dự án còn chú trọng việc nhân rộng các kết quả nghiên cứu, ứng dụng đã thành công vào thực tiễn sản xuất. Trong lĩnh vực trồng trọt đã đưa được các giống đậu tương, lạc giống mới; các giống ngô lai, lúa lai có năng suất cao vào gieo trồng; bảo tồn và phát triển thành vùng sản xuất hàng hoá các loại cây đặc sản như lúa Khẩu mang trên 200 ha, hàng trăm ha lúa Già Dui, nếp Nàng hương... Xây dựng nhiều mô hình có giá trị kinh tế cao như: Hồng không hạt ở huyện Quản Bạ; lê ở Đồng Văn; Rau hoa ở xã Quyết Tiến (Quản Bạ)… Đưa ra được giải pháp hạn chế được hiện tượng rụng quả của xoài Yên Minh; tạo ra được hàng trăm ha cây thảo quả bằng phương pháp thâm canh rút ngắn thời gian cho thu hoạch sản phẩm sớm hơn từ 2-3 năm. Đưa TBKT tác động vào cây cam sành Bắc Quang kéo dài thời vụ chính của cam sành Hà Giang từ 2-3 tháng so với đặc tính sinh học của cây, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa nông sản của địa phương. Trong lĩnh vực y, dược đã triển khai có hiệu quả đề tài Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phẫu thuật laser CO2 và Plasma tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi... đến nay, hàng ngàn người dân đã được ứng dụng phương pháp mới trong điều trị, góp phần nâng cao sức khoẻ cộng đồng, giảm chi phí khám chữa bệnh cho người dân.

Các nhiệm vụ KH&CN phục vụ công nghiệp và phát triển tiểu thủ công nghiệp đã góp phần khai thác và phát huy các lợi thế tài nguyên của tỉnh. Bước đầu đã hình thành cơ sở lí luận và thực tiễn để khẳng định việc xây dựng và phát triển công nghiệp. Các nhiệm vụ KH&CN hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn đã được chú trọng ưu tiên đầu tư tập trung, các kết quả nêu trên đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế mà Nghị quyết đại hội lần thứ XIV của tỉnh đã đề ra. Nhận thức của nông dân về thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu giống theo hướng năng suất, chất lượng đã có những chuyển biến tích cực..

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động KH&CN hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn; nhiều đề tài, dự án được đầu tư nghiên cứu nhưng không đem lại hiệu quả thiết thực; việc triển khai hướng dẫn ứng dụng KH&CN cho người dân còn hạn chế. Để tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động KH&CN nhằm phục vụ cho nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương, trong thời gian tới, Hội đồng Khoa học tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN trên mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống, nhằm khẳng định vai trò quan trọng của KH&CN là nhân tố quyết định đến sự thành công phát triển KT-XH theo hướng CNH-HĐH, xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp, văn minh.


Minh Tâm

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lào Cai trợ cấp cho công chức CNTT
Các cán bộ công chức trong lĩnh vực CNTT của tỉnh Lào Cai được trợ cấp với thấp nhất là 975.000 đồng/tháng và cao nhất gần 2 triệu đồng/tháng kể từ ngày 1/8/2009.
28/08/2009
Khai mạc Diễn đàn CNTT thế giới 2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam coi CNTT-TT là công cụ quan trọng hàng đầu
“Việt Nam coi CNTT và TT là một công cụ quan trọng hàng đầu và là ngành kinh tế mũi nhọn để thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, xây dựng xã hội thông tin, rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước”. Đó là lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ khai mạc Diễn đàn CNTT thế giới (WITFOR) 2009 tại Hà Nội.
27/08/2009
Ngành công nghệ sẽ đi đầu trong công cuộc phục hồi nền kinh tế?
Trong một cuộc khảo sát mới đây do công ty tư vấn KPMG tiến hành, hầu hết giám đốc điều hành trong các công ty công nghệ đều cảm thấy rất lạc quan về tình hình phát triển của ngành trong thời gian tới. Nhiều người cho rằng: lĩnh vực này sẽ đi tiên phong trong quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
24/08/2009
Tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp hội viên phát triển sản xuất
HGĐT- Nhiệm kỳ qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp Hội Làm vườn (HLV) trong tỉnh chú trọng đó là chuyển giao khoa học, kỹ thuật (KHKT), giúp hội viên phát triển kinh tế VAC, trang trại.
21/08/2009
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.