Kết quả cuộc thi “Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng” tỉnh Hà Giang lần thứ III năm 2008 – 2009

16:29, 19/08/2009

HGĐT- Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng ( dành cho các em từ 6 tuổi đến 19 tuổi), được Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phát động trên phạm vi toàn quốc kể từ năm học 2003-2004. Đến nay, Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng (gọi tắt là Cuộc thi) toàn quốc đã được tổ chức lần thứ năm.


Ở cấp tỉnh, Cuộc thi đã được KHCN phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn Thanh niên tổ chức lần thứ nhất vào năm học 2006-2007.Trải quahai lần tổ chức Cuộc thi, các mô hình, sản phẩm của các em tuy không nhiều về số lượng và còn có lĩnh vực chưa có mô hình dự thi, nhưng cả hai năm các mô hình đạt giải cấp tỉnh của các em khi dự thi Cuộc thi toàn quốc đều được Ban tổ chức Cuộc thi toàn quốc trao giảiGiải ba năm 2006-2007 và giải khuyến khích năm 2007-2008.


Năm học 2008-2009, Cuộc thi cấp tỉnh lần thứ III đã được Ban tổ chức Cuộc thi phát động từ sớm. Rút kinh nghiệm của 2 lần tổ chức Cuộc thi trước đây, năm nay,ngoài việc thông báo nhiều lần trên sóng của Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh; đưa tin, bài trên chuyên mục Khoa học Công nghệ của Báo Hà Giang, Tạp chí Khoa học và Công nghệ của ngành. Ban tổ chức Cuộc thi còn tổ chức 2 lần phát động trực tiếp tại thị xã Hà Giang và huyện Bắc Quang. Đến tham dự lễ phát động Cuộc thi có đại diện của Ban giám hiệu, Ban chấp hành đoàn trường, các thầy cô giáo và hàng nghìn học sinh của các trường trên địa bàn thị xã, địa bàn huyện Bắc Quang. Việc tổ chức Lễ phát động trực tiếp đã có tác động tích cực tới các em học sinh trong việc kết hợp giữa học và hành, khơi gợi cho các em biết áp dụng những kiến thức đã được học ở nhà trường, phát huy tính sáng tạo để làm ra những mô hình, sản phẩm tham gia Cuộc thi. Mặt khác, đó cũng là cơ hội để Ban tổ chức Cuộc thi giao lưu với các thầy cô giáo, các em học sinh để hiểu hơnnhững khó khăn, vướng mẳc trong quá trình tìm hiểu, sáng tạo và tham gia Cuộc thi của các em. Các cơ quan phối hợp tổ chức (Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn Thanh niên) cũng rất tích cực trong việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở theo hệ thống ngành dọc đối với việc tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ các em tham gia Cuộc thi.


Kết quả,có 20 mô hình của 25 tác giả (và đồng tác giả) tham gia Cuộc thi Trong đó: lĩnh vực các dụng cụ sinh hoạt gia đình gồm 10 mô hình; lĩnh vực đồ chơi trẻ em và đồ dùng phục vụ giải trí gồm 06 mô hình; lĩnh vực học tập gồm 02mô hình. Lĩnh vực phần mềm tin học và lĩnh vực Bảo vệ môi trường và Phát triển kinh tế không có tác giả nào tham gia. Ngoài ra, có 02 sản phẩm không nằm trong danh sách các lĩnh vực của Thể lệ Cuộc thi đưa ra.


Sau khi lựa chọn những mô hình đáp ứng được các yêu cầu của Thể lệ Cuộc thi, Hội đồng chấm thiđã chấm, tuyển chọn và đề nghị Ban chỉ đạo Cuộc thi ra quyết định công nhận01 giải nhất; 01 giải nhì; 02 giải ba; 07 giải khuyến khích cá nhân và 02 giải khuyến khích tập thể.


Giải nhất thuộc về mô hình: Thiết bị báo động của tác giả Trịnh Thị Khánh Trinh, học sinh lớp12C5, trường THPT Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên.


Giải nhì thuộc về mô hình: Chổi quyét mạng nhện tự động, của đồng tác giả: Nguyễn Thị Minh Thuý, học sinh lớp 9A trường THCS Minh Khai, thị xã Hà Giang và Phạm Đình Hùng, học sinh lớp KTNNI trường Trung học kinh tê- Kỹ thuật tỉnh.


Hai giải ba thuộc về các mô hình: Bộ sản phẩm chuông cửa tích hợp khả năng chống trộm HT2512, của tác giả Phạm Thanh Tùng, học sinh lớp 11B1 trường THPT Vị Xuyên. Và mô hình xe nhổ sắn ĐB-55, của tác giả Phạm Đình Hùng, học sinh lớp KTNNI, trường Trung học Kinh tế- Kỹ thuật tỉnh.


Ngoài ra, có 07 giải khuyến khích (cho cá nhân). Đặc biệt,Trường THPT Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên và học sinh lớp 5A,5B trường Tiểu học xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, là những đơn vị có nhiều học sinh tham gia, hưởng ứng Cuộc thi nên được trao giải khuyến khích tập thể.


Theo thể lệCuộc thi của Tỉnh, các mô hình đạt từ giải ba trở lên đã được Ban tổ chức Cuộc thi đem tham gia Cuộc thi toàn quốclần thứ V, năm 2008-2009 (sẽ tổng kếtCuộc thi toàn quốc vào tháng 9 năm 2009).


Cuộc thi “ Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh Hà Giang lần thứ III năm 2008-2009”đã thu được những kết quả cao nhất trong tổng số 3 lần phát động Cuộc thi của tỉnh. Điều đó chứng tỏ rằng Ban Tổ chức Cuộc thi đã có hướng đi đúng trong việc tổ chức thực hiện, Đã có những cố gắng để khơi dậyniềm yêu thích sáng tạo khoa học kỹ thuật của các em học sinh. Mặt khác, các em học sinh cũng ngày càng quan tâm, thích thú và mạnh dạn hơn trong việc suy nghĩ, tìm ý tưởng, sáng tạo và tham gia Cuộc thi. Tuy nhiên, để đạt được những kết quả cao hơn nữa, rất cần sự quan tâm, phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan cũng như sự ủng hộ của các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình của các em học sinh, để Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng của tỉnh nói riêng, toàn quốc nói chung ngày càng phát triển về số lượng cũng như chất lượng.


Hằng Nga (Sở Khoa học - Công nghệ)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Laptop của 5 năm tới
Những thiết kế dạng ý tưởng (concept) này cho thấy máy tính xách tay trong vài năm tới sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ.
29/07/2009
Phân viên nén và quy trình sử dụng cho cây lúa
HGĐT- Phân viên nén là một biện pháp canh tác mới, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật theo Quyết định số 1046 QĐ/BNN - KHCN ngày 11.5.2005, với những ưu điểm vượt trội như: Bón một lần duy nhất cho cả vụ, giảm thiểu sự rửa trôi, bay hơi, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón nên gấp 02 lần, giảm lượng phân bón từ 40 - 50%, giảm chi phí
27/07/2009
Điện thoại đồng hồ cảm ứng mỏng nhất thế giới
Mẫu S9110 của Samsung sử dụng màn hình 1,76 inch chống trầy xước (176 x 220 pixel, 262 nghìn màu, TFT TSP) và thân bằng thép không rỉ.
24/07/2009
Khoảnh khắc tuyệt vời của nhật thực
Vành lửa đỏ rực của mặt trời; nhật hoa sáng lòa quanh bóng đen của mặt trăng; vành sáng chói xuyên qua địa hình gồ ghề của mặt trăng là những hình ảnh ấn tượng về nhật thực.
23/07/2009