Phân viên nén và quy trình sử dụng cho cây lúa

17:11, 27/07/2009

HGĐT- Phân viên nén là một biện pháp canh tác mới, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật theo Quyết định số 1046 QĐ/BNN - KHCN ngày 11.5.2005, với những ưu điểm vượt trội như: Bón một lần duy nhất cho cả vụ, giảm thiểu sự rửa trôi, bay hơi, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón nên gấp 02 lần, giảm lượng phân bón từ 40 - 50%, giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng so với phân bón thông thường.


Hiện nay, phân viên nén đã được áp dụngtriển khai trên 18 tỉnh thành phố gồm: Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hưng Yên, Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Ninh, Bắc Giang.


Kỹ thuật bón phân viên nén cho lúa cấy

1. Chuẩn bị ruộng:

Trước khi cấy ruộng phải cày bừa kỹ, đất phải nhuyễn,sạch cỏ và bừa phẳng để giữ nước, giữ phân thuận lợi cho quá trình cấy, bón lót phân tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt.


2. Bón phân:

Thời kỳ đầu, cây mạ cấy xuống ruộng, bộ rễ còn yếu, nếu gặp điều kiện nhiệt độ bất lợi sẽ hạn chế khả năng sinh trưởng của lúa, vì vậy, để khôi phục khả năng sinh trưởng cho lúa thì việc bón lót có vai trò rất quan trọng.

Lượng bón:

+ Phân chuồng: từ 200 - 300 kg/ sào 360m2 (bón lót)

+Supe lân: 4kg/ sào (bón lót)

+ Phân viên nén: 12,5 kg/ sào ( sau cấy 1 -3 ngày tùy thuộc thành phần cơ giới đất).


3. Cấy lúa;

Cần cấy lúa theo các băng và thẳng hàng để dễ dàng hơn trong việc xác định các điểm bón trên ruộng tạo điều kiện bón nhanh hơn. Bề rộng của băng 1,26m, cấy 2 dảnh/ khóm( đối với lúa lai đủ tuổi mạ), hàng ngang 8 cây, đường công tác 25 cm, với khoảng cách 18 X 18 cm( cây cách cây 18 cm, hàng cách hàng 18 cm), tương ứng với mật độ 32 - 35 khóm/m2, giúp cây lúa sử dụng phân bón và ánh sáng một cách đồng đều và có hiệu quả, ruộng thông thoáng nên giảm sâu bệnh và tăng năng suất.


Cây lúa là cây trồng có thể tự điều chỉnh mật độ nên cần cấy đúng khoảng cách để tiết kiệm giống, phân bón, nhân công, ít sâu bệnh, vừa giúp cho cây lúa đẻ nhánh được tốt, tập chung. Ưu điểm của bón phân viên nén là phân nằm trong đất phân giải từ từ, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng nên quá trình đẻ nhánh tập trung và đạt số nhánh hữu hiệu cao.


4. Kỹ thuật bón:

a. Thời điểm bón: Sau cấy từ 2 -3 ngày tùy thuộc vào thành phần cơ giới đất, đất thành phần cơ giới nhẹ cần bón phân ngay ngày kế tiếp sau cấy, tháo bớt nước, chỉ để khoảng 1 -2 cm lớp nước trên bề mặt ruộng (sâu bằng 1 lóng tay) để dễ dàng xác định điểm bón.

b. Chuẩn bị phân viên:

Bỏ sẵn phân viên vào một túi hoặc một dụng cụ đeo bên mình, định lượng bón cần phải đủ cho một băng, nếu thiếu sẽ mất thời gian xác định lại điểm bón, ảnh hưởng đến hiệu quả lao động. Hơn nữa, nếu bón vào những điểm đã bón sẽ gây thừa phân, dẫn đến lúa bị lốp, làm cho sâu bệnh phát triển mạnh, ảnh hưởng xấu cho cả ruộng bón phân viên nén.

c. Cách bón:

Bón một viên phân vào giữa của bốn khóm lúa, cứ cách một hàng thì bón một hàng. Bón sâu xuống ruộng khoảng 6 -7 cm. Ngay sau khi bón xong, dùng tay xoa nhẹ bùn để lấp kín viên phân tại điểm đó.


Nguyễn Ngọc Quỳnh (ST) (Trung tâm TT & CGCN mới)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tham quan Trái đất từ ISS
Trái đất nhìn từ Trạm không gian quốc tế (ISS) sẽ thế nào? Mời bạn chiêm ngưỡng những hình ảnh do các nhà khoa học trên ISS chụp trong vài tháng gần đây.
30/06/2009
Lo vì mật độ điện thoại Việt Nam cao ngất ngưởng
Theo Bộ TT&TT, tính đến tháng 6/09, mật độ điện thoại của Việt Nam đạt 117,6 máy/100 dân, ngang ngửa các thị trường phát triển như Hàn Quốc, Hong Kong.
29/06/2009
Web cộng đồng - Forum muốn tồn tại cần phải có "bí kíp"
Để tồn tại trong cuộc đào thải khốc liệt từ cư dân mạng, mỗi website cộng đồng buộc phải có những “bí kíp” riêng. Trong đó, cuộc sống ảo không thể thiếu những cuộc hội ngộ thực...
26/06/2009
Điện thoại đồng hồ cảm ứng mỏng nhất thế giới
Mẫu S9110 của Samsung sử dụng màn hình 1,76 inch chống trầy xước (176 x 220 pixel, 262 nghìn màu, TFT TSP) và thân bằng thép không rỉ.
24/07/2009
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.