Hoạt động TCĐLCL góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH

08:33, 18/04/2009

HGĐT- Nhận thức rõ vai trò ngày càng quan trọng của hoạt động tiêu chuẩn đo lường trong việc triển khai các mục tiêu KT-XH được đề ra trong Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Chính phủ quyết định thành lập Viện Đo lường Tiêu chuẩn (năm 1962) - tổ chức tiền thân của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hiện nay.


Từ đó, hoạt động TCĐLCL ở nước ta ngày càng phát triển và có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Những thành tựu chính:

Xây dựng được một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho việc thống nhất quản lý nhà nước về TCĐLCL như: Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định 127/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Pháp lệnh Đo lường năm 1999; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá; Nghị định số 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá… Đây là những văn bản pháp lý quan trọng về TCĐLCL, tạo nên một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thống nhất phục vụ quản lý nhà nước về TCĐLCL.


Công tác tiêu chuẩn hoá (TCH) tính từ khi tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) đầu tiên được ban hành (năm 1962) đến nay, Việt Nam đã ban hành được trên 8.000 TCVN, là cơ sở và chuẩn mực cho việc tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động quản lý. Hệ thống TCVN thường xuyên được điều chỉnh và sửa đổi nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu quản lý Nhà nước và yêu cầu của doanh nghiệp, phù hợp với thông lệ và quy định quốc tế. Đến thời điểm hiện nay, còn trên 5.800 tiêu chuẩn đang có hiệu lực.


Từ trước năm 1990, Hệ thống TCVN bao gồm phần lớn là các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng. Từ năm 1991 trở đi, để phù hợp với cơ chế thị trường ở nước ta, Hệ thống TCVN đã có bước chuyển cơ bản từ tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng sang tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng. Tuy nhiên, những TCVN đối với các đối tượng/vấn đề quan trọng như thực phẩm, an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường… vẫn được quy định là bắt buộc áp dụng để đảm bảo lợi ích của Nhà nước và quyền lợi của người tiêu dùng…


Nhiều chương trình TCH cấp nhà nước, ngành và đặc biệt ở cấp cơ sở (doanh nghiệp) đã được thực hiện, giúp cho các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về TCĐLCL, phục vụ tốt cho các mục tiêu quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.


Công tác quản lý đo lường. Đến nay, hệ thống chuẩn đo lường của nước ta gồm hơn 40 phòng hiệu chuẩn với các chuẩn của 26 lĩnh vực (điện, tần số, áp suất, lưu lượng, nhiệt, khối lượng, độ dài...), là cơ sở để kiểm định và hiệu chuẩn cho các phương tiện đo của các ngành, lĩnh vực (công nghiệp, nông nghiệp, môi trường, nghiên cứu khoa học, đào tạo...).


Việt Nam đã tự nghiên cứu sản xuất được các chuẩn đo lường: Các quả cân chuẩn, bình chuẩn dung tích, thiết bị kiểm định công tơ điện, nước, thiết bị kiểm định huyết áp kế, bàn tạo áp suất. Việc tự nghiên cứu, sản xuất các chuẩn đo lường này đã tiết kiệm cho Nhà nước hàng năm một lượng ngoại tệ đáng kể do không phải nhập khẩu các chuẩn từ nước ngoài.


Hệ thống kiểm định phương tiện đo đã được xây dựng, thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm định đối với các đối tượng quản lý Nhà nước, với 230 tổ chức kiểm định phương tiện đo bao gồm: Trung tâm Đo lường Việt Nam, các Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 1, 2, 3 thuộc Tổng cục TCĐLCL, các Chi cục TCĐLCL thuộc Sở KH&CN các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và các cơ sở được công nhận khả năng kiểm định. Các hoạt động kiểm định đảm bảo việc cân, đong, đo, đếm trong sản xuất và kinh doanh một cách chính xác, đúng đắn.


Quảnlý chất lượng. Đã nghiên cứu, xây dựng phương hướng, mục tiêu cho từng thời kỳ và các giải pháp lớn để thực hiện: Chính sách chất lượng quốc gia, Chiến lược phát triển hoạt động TCĐLCL cho các thời kỳ đến năm 2000, 2010 và 2020 nhằm định hướng cho các hoạt động TCĐLCL ngày càng đáp ứng tốt hơn các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được Đảng và Chính phủ đề ra.


Từ năm 1996, hàng năm đã tổ chức xét trao Giải thưởng Chất lượng Việt Nam cho các doanh nghiệp.


Hoạt động chứng nhận chất lượng. Triển khai việc chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9000) và Hệ thống quản lý môi trường (ISO 14000) phù hợp với hướng dẫn của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO).


Theo chương trình cải cách hành chính của Chính phủ, Tổng cục đã triển khai thực hiện Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, hiện đã có trên 630 cơ quan hành chính nhà nước thuộc 9 bộ/ngành và 52 tỉnh/thành phố đã được đánh giá và cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp TCVN ISO 9001:2000.


Hoạt động công nhận phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận và tổ chức giám định. Đến nay, trong cả nước đã có 307 phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn, 9 tổ chức chứng nhận và 13 tổ chức giám định được công nhận có năng lực kỹ thuật và hệ thống quản lý phù hợp với tiêu chuẩn của ISO đề ra. Hoạt động công nhận các tổ chức thử nghiệm, chứng nhận, giám định chất lượng hàng hoá và hiệu chuẩn phương tiện, dụng cụ đo lường, thí nghiệm đã khẳng định năng lực và uy tín của các tổ chức này đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực TCĐLCL.


Thanh tra, kiểm tra về TCĐLCL. Thanh tra, kiểm tra về TCĐLCL là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tổng cục TCĐLCL và hệ thống TCĐLCL. Hàng năm, các cơ quan thanh tra, kiểm tra về TCĐLCL đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan có chức năng liên quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra tại hàng ngàn doanh nghiệp, đã phát hiện và xử lý nhiều vi phạm về TCĐLCL, đã phạt tiền nộp vào ngân sách hàng trăm triệu đồng. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã giúp các doanh nghiệp nhận thức đúng đắn hơn về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hoá, chấp hành tốt hơn các quy định của Nhà nước về TCĐLCL và các vấn đề có liên quan khác (thuế, chống gian lận thương mại, chống hàng giả, thực hiện việc ghi nhãn hàng hoá…).


Hợp tác quốc tế về TCĐLCL. Thực hiện hội nhập khu vực và quốc tế, Tổng cục TCĐLCL đã duy trì sự hợp tác thường xuyên với hơn 30 nước trong việc trao đổi tài liệu, thông tin, tư liệu, kinh nghiệm và nghiệp vụ công tác. Đến nay, Tổng cục đã đượcBộ KH&CN và Chính phủ cho phép tham gia với tư cách là đại diện của Việt Nam trong 18 Tổ chức chuyên ngành quốc tế. Nhiều dự án do các tổ chức quốc tế và quốc gia như Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên hợp quốc (FAO), EU, Thụy Điển, Pháp, Tổ chức Năng suất châu á (APO)… đã giúp Việt Nam tăng cường năng lực thiết bị đo lường, thử nghiệm cũng như đào tạo nâng cao trình độ cán bộ trong hệ thống TCĐLCL và các bộ, ngành có liên quan.


Hà Duy (Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quản lý thuê bao di động trả trước: Sẽ cắt sóng nếu không đăng ký thông tin
Thuê bao di động trả trước sẽ nằm trong diện bị kiểm soát chặt chẽ hơn. Trong buổi sơ kết một năm triển khai quản lý thông tin đối với thuê bao di động trả trước do Bộ Thông tin - truyền thông tổ chức ngày 27-3, đã có đề xuất nhiều quy định mới nhằm thắt chặt hơn nữa việc quản lý đối với loại hình thuê bao trên.
30/03/2009
“Trói” công ty chứng khoán bằng chuẩn CNTT?
Dự thảo quy định về hệ thống CNTT đối với công ty chứng khoán đang được lấy ý kiến có nhiều điểm thiếu thực tế.
30/03/2009
Trăn khổng lồ Nam Mỹ có thể nuốt chửng cá sấu
Được coi là loài rắn lớn nhất hành tinh, trăn xanh khổng lồ (Anaconda) chủ yếu sống ở khu vực Nam Mỹ. Với chiều dài thân lên tới 9 mét, chúng có thể nuốt chửng cả một con cá sấu.
27/03/2009
Trừ nấm mốc trong nhà
Mùa xuân, trời không lạnh lắm, mưa phùn nhiều, độ ẩm cao là điều kiện rất thuận lợi để phát triển nấm mốc. Nấm mốc gây dị ứng, viêm nhiễm đường hô hấp, gây ngộ độc nếu “mọc” trên đồ ăn,thức uống.…
27/03/2009