5 tuyệt tác trong không gian

08:52, 24/04/2009
Với quá trình đô thị hóa hiện đại và tình trạng ô nhiễm không khí, chúng ta ít có cơ hội tận hưởng những tuyệt diệu của không gian. Cục Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia (NASA) của Hoa Kỳ mới nghiên cứu và đưa ra những hình ảnh tuyệt vời trong Không gian để mọi người có thể chiêm ngưỡng.

 

Sau đây là top 5 hình ảnh tuyệt vời do NASA cung cấp:

1. Tinh vân đầu ngựa

Khoảng cách từ Trái đất: 1.500 năm ánh sáng (năm ánh sáng là đơn vị đo khoảng cách được dùng chủ yếu trong thiên văn học, có giá trị bằng quãng đường mà ánh sáng vượt qua được trong chân không sau thời gian một năm Julius, ứng với 31.557.600 s)

Một hiện tượng kỳ lạ của Không gian được tìm phát hiện trong nhòm sao Orion đó là tinh vân đầu ngựa (Horsehead Nebula). Tinh vân này lần đầu được nhìn thấy là vào năm 1888. Tinh vân đầu ngựa là một phần của tổ hợp mây phân tử Orion và mây bụi tối.

Màu đỏ rực rỡ được hình thành từ khí hidro chiếm phần lớn đằng sau tinh vân, bị Ion hóa bởi ngôi sao sáng gần đó - Sigma Orionis. Bóng tối của tinh vân đầu ngựa được cầu thành chủ yếu là do lớp bụi dày đặc, mặc dù phần bên dưới cổ của đầu ngựa tỏa bóng lớn về bên trái. Dòng khí rời khỏi tinh vân được xả ra bởi từ trường mạnh. Các điểm sáng trong vùng lân cận Tinh vân đầu ngựa là các ngôi sao trẻ chỉ đang trong giai đoạn hình thành.

2. Tinh vân đầu phù thủy

Khoảng cách từ Trái đất: 1.000 năm ánh sáng.

Tinh vân đầu phù thủy nhìn giống khuôn mặt kỳ quái của một mụ phù thủy. Hình ảnh này mang ấn tượng về mụ phù thủy đang hướng cái nhìn về phía ngôi sao khổng lồ sáng chói của chòm Orion, Rigel.

Trải rộng ra trên 50 năm ánh sáng, đám mây bụi vũ trụ này phản chiếu mạnh ánh sáng xanh của ngôi sao sáng Rigel, mang đến cho nó màu sắc đặc trưng của một tinh vân phản chiếu ánh sáng.

3. Tinh vân chim đại bàng

Khoảng cách từ Trái đất: 7.000 năm ánh sáng.

Tinh vân chim đại bàng thú vị không chỉ bởi vì bạn có thể nhìn thấy ngôi sao sáng nhất của nó bằng ống nhòm mà còn bởi vì các nhà nghiên cứu đã khám phá ra các đốm sáng màu xanh chính là những ngôi sao vẫn đang hình thành trong tinh vân này. Được biết đến và trở nên nổi tiếng nhờ tấm ảnh chụp năm 1995 của kính thiên văn vũ trụ Hubble, Eagle Nebula là một vùng đang liên tục tạo sao.

Tinh vân này nằm cách chúng ta 7.000 năm ánh sáng và có đường kính khoảng 7 năm ánh sáng. Trong bảng danh mục các tinh vân của Charles Messier, nó mang số thứ tự là M16, nằm trong chòm sao Con rắn (Serpens).

4. Tinh vân xoáy ốc

Khoảng cách từ Trái đất: 700 năm ánh sáng.

Tinh vân xoáy ốc thuộc chòm sao Aquarius. Nó là một trong những ví dụ gần nhất và cũng rực rỡ nhất về một tinh vân hành tinh. Vật thể kỳ lạ này chẳng có liên quan gì đến hành tinh nhưng nó lại chính là giai đoạn rực rỡ của cuối của một ngôi sao giống như mặt trời trước khi nó trở thành sao lùn trắng.

Vỏ khí bên ngoài được thổi ra từ bề mặt của ngôi sao, thường dưới các kiểu đẹp mắt nhưng khá phức tạp. Nó phát sáng dưới phóng xạ tia cực tím gay gắt từ ngôi sao trung tâm rất nóng nhưng mờ nhạt. Vành đai chính của tinh vân xoáy ốc có đường kính khoảng 2 năm ánh sáng, chỉ bằng một nửa khoảng cách của mặt trời và ngôi sao hàng xóm gần nhất của nó.

Hình ảnh của tinh vân xoáy ốc rất rực rỡ, khó có thể quan sát nó bằng mắt thường bởi ánh sáng của nó lan tỏa mỏng manh trong một vùng trời lớn. Tinh vân xoáy ốc trông khá giống cái bánh rán, các nghiên cứu đã cho thấy rằng nó bao gồm ít nhất là hai đĩa riêng biệt nhau với các vành đai bên ngoài và các sợi nhỏ. Đĩa bên trong sáng hơn trải rộng khoảng 100.000 km/h, và đã mất tới 12.000 năm để hình thành.

Vì tinh vân xoáy ốc nằm khá gần, nó bao phủ một phần bằng khoảng 1/4 mặt trăng ngày rằm trên bầu trời, nên nó có thể được nghiên cứu chi tiết hơn so với bất kỳ một thiên vân hành tinh nào khác.

Người ta cũng phát hiện ra rằng nó có cấu trúc khá phức tạp nằm ngoài dự đoán. Bên trong của vành đai là những đốm tròn nhỏ, được gọi là “nút thắt sao chổi” với cái đuôi mờ nhạt trải dài từ ngôi sao trung tâm. Chúng trông khá giống các giọt chất lỏng chảy xuống từ tấm kính. Mặc dù trông có vẻ mỏng manh, mỗi nút thắt lại lại bằng cả hệ Mặt Trời của chúng ta. Những cái nút thắt này được nghiên cứu rất kỹ càng bằng kính viễn vọng cực lớn VLT (ESO) và kính viễn vọng không gian Hubble (NASA/ESA), nhưng người ta vẫn chưa thể hiểu hết về nó.

Nhìn kỹ vào phần trung tâm của vật thể này, chúng ta sẽ phát hiện ra không chỉ các nút thắt và còn rất nhiều thiên hà phía xa đằng sau lớp khí phát sáng mong manh trải rộng. Một số thiên hà dường như còn tập hợp lại thành các nhóm thiên hà riêng biệt nằm rải rác trong bức ảnh.

5. Chòm sao chổi Halley

Khoảng cách từ Trái đất: 0.000000474 năm ánh sáng. Sao chổi Halley xuất hiện lần cuối bên trong Hệ Mặt Trời vào năm 1986, và sẽ xuất hiện trở lại vào giữa năm 2061.

Sao chổi Halley, tên được đặt chính thức là Halley một sao chổi được đặt tên theo nhà vật lý thiên văn học người Anh Edmund Halley, là một sao chổi có thể nhìn thấy cứ mỗi 75 đến 76 năm. Nó là sao chổi nổi tiếng nhất trong các sao chổi theo chu kỳ.

Dù trong mỗi thế kỷ đều có nhiều sao chổi có chu kỳ dài xuất hiện với độ sáng và ngoạn mục hơn nhưng sao chổi Halley là một ngôi sao chổi chu kỳ ngắn có thể thấy rõ bằng mắt thường và do đó, là sao chổi có thể nhìn thấy bằng mắt thường chắc chắn có thể trở lại trong một đời người


cand

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Máy tính HP chiếm ngôi đầu thế giới
Theo hai công ty phân tích thị trường IDC và Gartner thì quý I vừa qua tổng số lượng máy tính bán ra đã giảm 7,1% so với cùng kì năm ngoái. HP đã vượt qua Dell và đứng ở vị trí đầu tiên tại thị trường Mỹ, thị trường có sức tiêu thụ máy tính hàng đầu thế giới. Trong bảng xếp hạng thị trường máy tính toàn cầu, HP tiếp tục củng cố vị trí hàng đầu.
23/04/2009
70% dung lượng của vệ tinh VINASAT-1 đã được sử dụng
Sau một năm phóng lên quỹ đạo, 70% dung lượng của vệ tinh VINASAT-1 đã được sử dụng. Dự kiến đến hết năm 2010, toàn bộ dung lượng của vệ tinh này sẽ được sử dụng.
22/04/2009
Đề tài nghiên cứu khoa học Về đặc điểm sinh học, độc tính các loài nấm độc thường gặp và đề xuất một số biện pháp cấp cứu, điều trị nấm độc ở Hà Giang
HGĐT- Trong nghiên cứu có rất nhiều loài nấm, trong đó có loài ăn được và không ăn được. Hiện nay, trên thế giới đã phát hiện được hàng trăm loại nấm có độc tính... Việt Nam là một trong những nước có nhiều loài nấm độc, các vụ ngộ độc do ăn phải nấm độc thường xuyên xảy ra ở các tỉnh có nhiều rừng. Đặc biệt trong những năm gần đây, Hà Giang là một trong những địa phương
21/04/2009
Hoạt động TCĐLCL góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH
HGĐT- Nhận thức rõ vai trò ngày càng quan trọng của hoạt động tiêu chuẩn đo lường trong việc triển khai các mục tiêu KT-XH được đề ra trong Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Chính phủ quyết định thành lập Viện Đo lường Tiêu chuẩn (năm 1962) - tổ chức tiền thân của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hiện nay.
18/04/2009