Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển giống bò địa phương, một đề tài thiết thực với nông dân vùng cao

08:07, 16/02/2009

HGĐT- Trong những năm trở lại đây, vấn đề cải tạo và nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi trong lĩnh vực nông nghiệp đang trở thành một vấn đề bức thiết. Làm sao để bảo tồn nguồn gen, chống sự suy thoái giống nhưng vừa phải đảm bảo giá trị kinh tế và phát triển?


 
 Bê con khỏe mạnh được sinh ra từ phương pháp thụ tinh nhân tạo tại Trung tâm Giống bò Quyết Tiến - Quản Bạ.

Từ thực tế ở tỉnh ta trong những năm qua cho thấy, đối với đàn bò không ngừng được phát triển về số lượng, tuy nhiên, công tác quản lý giống chưa được chặt chẽ, việc giao phối giống đồng huyết, cận huyết thường phổ biến, do vậy dẫn đến nguy cơ suy thoái giống, giảm sự phát triển về chất lượng. Bên cạnh đó, do chăn nuôi theo hướng hàng hoá nên nhiều hộ khi bán bò thường bán những con to, khoẻ, có lượng thịt nhiều, những con yếu, bé hơn thì để lại, do đó khi phối giống sẽ không đảm bảo con giống tốt.


Trên cơ sở đó, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi Phó Bảng (Đồng Văn) đã đề xuất và xây dựng đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm bảo tồn và phát triển giống bò vùng cao”. Đề tài được triển khai từ tháng 10.2007 đến tháng 10.2009. Mục tiêu của đề tài là bảo tồn và phát triển giống bò vùng cao. Từ việc nghiên cứu đề tài, nhằm tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương về kỹ thuật khai thác, sử dụng bò đực giống có hiệu quả thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo. Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sinh sản cho đàn bò tại 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh. Xây dựng mạng lưới truyền tinh nhân tạo tại các huyện Quản Bạ, Đồng Văn. Thông qua quá trình triển khai đề tài, sẽ tạo ra 200 con bê bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, 30 con bê từ thụ tinh trực tiếp; đào tạo cho đội ngũ cán bộ cấp huyện để làm cán bộ mạng lưới truyền tinh nhân tạo; tập huấn kỹ thuật cho 230 hộ dân về phương pháp phát hiện bò động dục và chăm sóc đàn bò.


Có thể nói, trong điều kiện thực tế của tỉnh ta, nếu đề tài nghiên cứu, ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm bảo tồn và phát triển giống bò vùng cao được triển khai tốt thì sẽ mang lại hiệu quả thực tiễn rất cao. Thông qua đề tài sẽ tác động, nhằm từng bước thay đổi nhận thức và tập quán chăn nuôi của người dân, làm cho người dân hiểu về tác hại của sự phối giống đồng huyết, cận huyết trên đàn bò, đồng thời, biết lựa chọn con đực có chất lượng giống đảm bảo để cho giao phối. Qua tập huấn kỹ thuật, sẽ giúp cho các hộ dân có thể nắm được chu kỳ động dục của bò, để từ đó nâng cao hiệu quả sinh sản, làm cho thế hệ bê sinh sản từ phương pháp nhân tạo sẽ có trọng lượng sơ sinh tốt hơn, khoẻ mạnh và phát triển hơn.


Phương pháp thụ tinh nhân tạo trên bò không những chọn lựa được giống tốt mà nó còn giúp cho người dân có thể tiết kiệm được tiền, của, công chăn nuôi bò đực giống. Trước đây, một hoặc vài ba hộ cần phải nuôi 1 con bò đực, vừa mất công sức, vừa không đảm bảo yếu tố chọn giống vì một con bò đực phải phụ trách giao phối nhiều con cái, do đó chất lượng giống sẽ không được đảm bảo. Nếu triển khai phương pháp thụ tinh nhân tạo, một huyện chỉ cần nuôi vài con bò đực giống và sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo thì 1 lần lấy tinh sẽ đảm bảo phối giống cho khoảng 100 con bò cái, vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo yếu tố chọn giống. Sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo, bằng các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật sẽ có thể loại trừ được tinh trùng yếu, không đảm bảo chất lượng...


Đến nay, sau 1 năm triển khai, bước đầu đề tài đã đạt được những kết quả tích cực, đối với Trung tâm Giống cây trồng Phó Bảng, đã có đội ngũ cán bộ tiếp cận được với kỹ thuật khai thác tinh bò, pha chế, bảo quản tinh bò bằng phương pháp bảo quản dạng viên trong bình chứa khí ni tơ lỏng và truyền tinh nhân tạo. Đề tài cũng đã đào tạo cho 13 cán bộ cấp huyện về phương pháp thụ tinh nhân tạo, đồng thời tập huấn kỹ thuật chăm sóc, chọn lựa bò giống cho 230 hộ chăn nuôi. Trung tâm đã thực hiện thụ tinh nhân tạo cho bò tại các xã Đồng Văn, Phó Bảng, Quyết Tiến, Cán Tỷ được 100 con và phấn đấu đến hết năm 2009 sẽ có thể truyền tinh nhân tạo cho khoảng 300 con bò cái. Trung tâm sẽ xây dựng mạng lưới thụ tinh nhân tạo bò tài 2 huyện Đồng Văn, Quản Bạ để cung cấp cho không chỉ 4 huyện vùng cao mà còn có thể cung cấp cho các khu vực lân cận thông qua hình thức tinh bò viên đông lạnh, được bảo quản trong bình ni tơ lỏng âm gần 200 độ, ưu điểm của phương pháp bảo quản tinh này có thể lưu trữ tinh theo dạng viên được nhiều năm liền.


Qua quá trình triển khai đề tài cho thấy, tính thực tiễn là chủ động được nguồn giống tốt, đáp ứng được nhu cầu nhân nhanh giống, tránh được phối giống đồng huyết, cận huyết thông qua hệ thống quản lý giống bằng hồ sơ theo dõi. Trên cơ sở đó, sau khi đề tài được ứng dụng thành công, sẽ góp phần không nhỏ vào việc thay đổi tập quán chăn nuôi cũ, nâng cao chất lượng giống bò, giúp tăng hiệu quả chăn nuôi cho các hộ dân, đồng thời ngày càng khẳng định thương hiệu bò vùng cao Hà Giang trên thị trường.


Huy Toán

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bảo vệ "cư dân mạng"
Tập đoàn phần mềm Microsoft lưu ý: Tỷ lệ máy tính bị tin tặc tấn công ở các nước đang phát triển cao nhất thế giới.
19/01/2009
Những phần mềm miễn phí được yêu thích nhất 2008
Duyệt web nhanh hơn, cải thiện vấn đề về tài nguyên hệ thống, cung cấp các công cụ truy cập dữ liệu mới cho Bookmarks và History đã đưa bản trình duyệt thế hệ mới của Firefox trở thành phần mềm được ưa chuộng nhất năm nay.
16/01/2009
Nghệ thuật điều khiển đám đông
Hitler và Mussolini có khả năng khiến hàng chục triệu người dân tin vào chủ nghĩa phát xít tàn bạo. Giờ đây các chuyên gia tâm lý và thần kinh đã tìm ra bí quyết giúp họ làm được điều đó.
13/02/2009
Valentine ngọt ngào với Socola.vn
Không khí ấm áp của mùa xuân tạo cho bạn một cảm xúc mới lạ, nhất là khi ngày lễ Valentine đang đến gần?! Bạn sẽ nhận được gì trong ngày lễ ngọt ngào này? Một vòng tay ấm áp thương yêu từ người mình yêu thương nhất, một thanh socola ngọt ngào sâu lắng giống như tình cảm của người đó dành cho bạn.
13/02/2009