Hiệu quả từ dự án đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Hà Giang

09:20, 25/11/2008
HGĐT- Nhãn hiệu hàng hoá và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá có ýnghĩa sống còn đối với những cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế, khi nước ta đã trở thành thành viên của tổ chức WTO, vấn đề tuân thủ các quy định quốc tế về sở hữu trí tuệ (SHTT) và sở hữu công nghệ (SHCN) là rất cần thiết. Nếu không vấn đề giao lưu các sản phẩm, hàng hoá, các vấn đề liên quan đến chuyển giao công nghệ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều khi chúng ta mất cả quyền sở hữu cho các sản phẩm của mình. Như vậy vấn đề thực thi quyền SHTT, quyền SHCN là rất quan trọng, rất bức xúc hiện nay.


Hà Giang cũng nằm trong bối cảnh đó. Là một tỉnh miền núi có nhiều sản phẩm đặc trưng, đặc biệt là các sản phẩm nông - lâm nghiệp như cam, chè Shan tuyết, mật o­ng, xoài, gạo; các sản phẩm công nghiệp như khoáng sản; các sản phẩm thủ công nghiệp như hàng mây tre đan...đã được nhiều người biết đến từ trước đến nay. Nhưng việc xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (NHHH), cho các sản phẩm của địa phương còn rất ít. Tính từ năm 1984 đến năm 2005 (thời điểm thực hiện dự án) cả tỉnh Hà Giang mới chỉ có 16 đơn đăng ký bảo hộ SHCN được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Trong đó mới chỉ được cấp 5 Giấy chứng nhận bảo hộ NHHH của một số sản phẩm: Cam sành (Hội Làm vườn tỉnh); chè Shantuyết (Công ty TNHH Hùng Cường); một số sản phẩm điện tử (Công ty Điện tử công nghiệp DAESUNG); sản phẩm ô tô (Nhà máy lắp ráp Ô tô Trường Thanh). Nhiều sản phẩm tuy nổi tiếng, nhiều doanh nghiệp làm ăn có uy tín nhưng lại chưa thực hiện đăng ký bảo hộ quyền SHCN cho sản phẩm của mình. Người tiêu dùng ít biết đến hoặc khó phân biệt sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác nhau, hoặc là bị xâm phạm quyền SHCN mà không biết. Điều đó phản ánh nhận thức chung của chúng ta về vai trò và tầm quan trọng cuả SHCN còn hạn chế. Đồng thời các hoạt động trong lĩnh vực SHTT của các cơ quan quản lý cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức và hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động SHTT, đặc biệt là lĩnh vực đăng ký bảo hộ quyền SHCN (đối với Hà Giang là bảo hộ NHHH) cho các doanh nghiệp của địa phương là một việc làm hết sức cần thiết, giúp cho các doanh nghiệp nâng cao kiến thức, hiểu rõ được những giá trị, lợi ích về kinh tế trong việc thực thi quyền SHTT.


Theo điều tra của dự án, toàn tỉnh hiện có 324 doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân: Có 83 doanh nghiệp, Công ty cổ phần: Có 80 doanh nghiệp...


Trên cơ sở đó, dự án đã lựa chọn được 7 tổ chức kinh tế (8 sản phẩm) tham gia thực hiện dự án.HTX Tuấn Dũng, huyện Mèo Vạc, ngành nghề chủ yếu là thu mua, sản xuấtmật o­ng bạc hà, sản phẩm mật o­ng bạc hà đã có tiếng. Hàng năm sản lượng mật o­ng ở Mèo Vạc rất lớn, khả năng tiêu thụ tốt. Tuy nhiên ở Hà Giang còn nhiều địa phương khác cũng có sản xuất mật o­ng bạc hà. Vì vậy, cần có nhãn hiệu để phân biệt với sản phẩm của các địa phương khác và để quảng bá sản phẩm. HTX Thanh Vân, huyện Quản Bạ: Đây là HTX sản xuất rượu ngô của xã Thanh Vân. Thành viên HTX 100% là người Mông (trên 100 hộ). Sản phẩm đã được đầu tư công nghệ mới, đạt chất lượng, đã tiêu thụ trong và ngoài tỉnh với sản lượng lớn. Việc đăng ký bảo hộ NHHH sẽ phát huy được khả năng tiêu thụ. HTX Liên Hiệp, huyện Yên Minh: Đây là HTX kinh doanh tổng hợp. Nhiệm vụ là thu mua, chế biến hàng nông sản. Với đặc thù huyện Yên Minh có những sản phẩm đặc trưng là xoài và gạo, nên HTX đã đăng ký bảo hộ NHHH cho 2 loại sản phẩm này. Thời gian qua cũng đã được đầu tư các dự án nhằm nâng cao năng suất và chất lượng xoài đã thu được kết quả. HTX hiện nay đã lắp đặt một dây chuyền chế biến gạo tương đối tiên tiến. Sản phẩm gạo đã tiêu thụ ở nhiều nơi, khả năng phát triển tốt. HTX dệt Hợp Tiến, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, cũng là HTX có 100% xã viên là người Mông. Chuyên dệt vảithổ cẩm vàsản xuất các mặt hàng may mặc thổ cẩm, mặt hàng truyền thống rất cần được khuyến khích, mong muốn thực hiện đăng ký bảo hộ NHHH. Công ty TNHH Thành Sơn với sản phẩm chè Shan tuyết, đây là mặt hàng mũi nhọn của tỉnh. Trên địa bàn Hà Giang hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất, chế biến chè. Nhãn hiệu cũng rất đa dạng, nhưng việc đăng ký còn rất ít, trong khi sản lượng sản phẩm của công ty rất lớn, địa bàn tiêu thụ rộng. Tuy nhiên công ty chưa thực hiện đăng ký bảo hộ NHHH, công ty có đủ điều kiện để thực hiện. HTX Tầm Xuân, thị xã Hà Giang, sản xuất và kinh doanh rau, hoa chất lượng cao. HTX có cơ sở sản xuất tại xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, đây là nơi thích hợp cho việc sản xuất rau, hoa. Tỉnh cũng có chủ trương quy hoạch thành vùng chuyên canh rau, hoa của tỉnh, nên việc hỗ trợ HTX thực hiện bảo hộ NHHH là rất cần thiết. Cùng đó, Công ty Cổ phần Cơ khí - khoáng sản, với sản phẩm kim loại Antimon. Xưởng luyện kim loại Antimon thuộc công ty có sản lượng hàng năm đạt 1.000 tấn kim loại có hàm lượng kim loại antimon cao (từ 99,65% - 99,85%).


Qua công tác điều tra, khảo sát cho thấy nhìn chung nhận thức về công tác SHCN còn hạn chế. Cả các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp chưa hiểu rõ tầm quan trọng cũng như vai trò của thực thi quyền SHCN trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt. Cho nên hoạt động trong lĩnh vực này còn rất hạn chế, mang tính tự phát, chưa có sự tư vấn hướng dẫn thực hiện bài bản, các doanh nghiệp còn lúng túng.


Tuy nhiên, sau khi được tập huấn nhận thức chung đã có nâng cao hơn, nhưng so với yêu cầu thực tếvẫn chưa đáp ứng được.


Kết quả thực tế ở Hà Giang, số lượng các doanh nghiệp tham gia đăng ký bảo hộ SHCN còn rất ít và chỉ tập trung vào bảo hộ NHHH và KDCN, các đối tượng khác hầu như không có.


Dự án đã góp phần thúc đẩy nhanh việc đăng ký bảo hộ quyền SHCN của các doanh nghiệp. Tính đến 12.2007, toàn tỉnh đã có 75 đơn đăng ký bảo hộ NHHH và 3 đơn đăng ký bảo hộ KDCN. Trong số đó có 33 đơn NHHH và 2 đơn KDCN đã được cấp văn bằng bảo hộ.


Để đảm bảo công việc bảo hộ nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu hàng hoá, dự án cũng đưa ra một số kiến nghị trong việc thực hiện xây dựng bảo hộ thương hiệu nhãn hiệu hàng hoá trên địa bàn tỉnh.


Thứ nhất: Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hoặc có những hình thức tuyên truyền thích hợp như Hội chợ triển lãm; các cuộc thi tìm hiểu về thực thi quyền SHCN... để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia bảo hộ quyền SHCN.


Thứ hai: Từng bước kiện toàn các cơ quan QLNN về SHTT ở địa phương. Tăng cường nguồn lực, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về SHTT. Các thông tin phải được thường xuyên cập nhật để có cơ sở quản lý các hoạt động SHTT, đồng thời cung cấp kịp thời cho các tổ chức khi họ có nhu cầu. Cần có cơ quan tư vấn có đủ năng lực, điều kiện tại địa phương để hỗ trợvề mặt kiến thức cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký quyền bảo hộ SHCN.

Thứ ba: Có chính sách hỗ trợ về kinh phí đối với các doanh nghiệp nhỏ có khó khăn về vốn. Nhất là các HTX TCN ở vùng sâu, vùng xa để họ có điều kiện tham gia bảo hộ các đối tượng SHCN. Mỗi đơn đăng ký hỗ trợ20.000.000 ( Hai mươi triệu đồng). Hỗ trợ các nội dung: Thuê chuyên gia tư vấn; thuê thiết kế lôgô; quảng cáo ...


Phan Đăng Đông

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ra mắt mạng xã hội đầu tiên trên di động tại Việt Nam
Sản phẩm ViHuni www.vihuni.com, mạng xã hội đầu tiên trên di động tại Việt Nam đã được ra mắt vào hôm nay, 28/10. Đây là thành quả được thực hiện bởi Visky - một nhóm công nghệ được thành lập từ cuối năm 2007.
29/10/2008
Kết quả phòng ngừa, kiểm soát, phục hồi ô nhiễm môi trường tại thị trấn Tam Sơn – Quản Bạ
HGĐT- Dự án phòng ngừa, kiểm soát, phục hồi ô nhiễm môi trường (ÔNMT) do SEMLA tài trợ, tại thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ; đã xây dựng được những nội dung cơ bản về cam kết bảo vệ môitrường trong cộng đồng dân cư, bằng thể loại văn bản, đó là Hương ước bảo vệ môi trường (HƯBVMT) của tổ chức dân cư, thôn bản trực tiếp do người dân tham gia xây dựng nên và tự quy định và
29/10/2008
Chân dung smartphone “kiêm” laptop tương lai
Chỉ trong vòng 2 năm qua, các hãng sản xuất ĐTDĐ và laptop đã có những cải tiến đột phá, từ laptop chạy suốt 24 tiếng đến laptop 2 màn hình, và cả những ứng dụng di động mang cuộc sống trở nên lý tưởng hơn.
28/10/2008
Biến hóa định dạng file văn bản PDF
Để trích xuất hay sao chép nội dung từ file định dạng pdf, bạn sẽ cần phải nhờ đến các công cụ chuyên dụng,nhưng phần lớn trong số chúng lại là các tiện ích có thu phí và thường rất phức tạp. Tuy nhiên, với Text-Mining-Tool, mọi chuyện lại đơn giản hơn rất nhiều.
27/10/2008