Hướng phát triển thị trường công nghệ
(HGĐT)- Thị trường công nghệ là một yếu tố ngày càng quan trọng trong chu trình truyền bá tri thức. Trong đó, bằng sáng chế (Patent - Nghĩa là bằng sáng chế) đóng vai trò trung tâm trong giao dịch trao đổi công nghệ (Transactions en Matiere de la Technologie). Vì vậy, Chính phủ cần quan tâm đến hoạt động của thị trường công nghệ, tác động của nó đối với phát triển kinh tế và có biện pháp làm thế nào để góp phần phát triển và định hướng phát triển một cách tốt nhất.
Đoàn cán bộ khoa học tỉnh và Trung ương tham quan mô hình sản xuất theo công nghệ sạch tại Vân Nam - Trung Quốc. Ảnh: CTV |
Trao đổi công nghệ theo xu thế hội nhập
Các doanh nghiệp phải hợp tác chặt chẽ hơn. Sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, chi phí và rủi ro cao trong phát minh - sáng chế đã buộc các doanh nghiệp phải tăng cường hợp tác với nhau. Doanh nghiệp phải hướng phần lớn các nghiên cứu và phát triển (R&D) gắn với năng lực sở trường của mình và tìm kiếm thêm công nghệ của các doanh nghiệp khác hoặc ở các trường đại học, các phòng thí nghiệm của Nhà nước.
Xu thế này đã có cơ hội phát triển nhanh, nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và tryền thông (ICT) (cụ thể là giá cước viễn thông giảm liên tục). Kết quả là, hầu hết các hình thức hợp tác đều tăng nhanh: từ các nghiên cứu được tài trợ tới các liên kết chiến lược, bao gồm cả chuyển nhượng bản quyền công nghệ (Licence - nghĩa là chuyển nhượng bản quyền công nghệ).
Sự phát triển của thị trường công nghệ đã tạo thuận lợi cho sự hợp tác, vì theo quy luật của thị trường, cho phép những trao đổi tri trức trong khuôn khổ của giấy phép sử dụng sáng chế (Licence of Patent). Sự chuyển nhượng Licence là một thủ tục, mà nhờ đó một công nghệ được cấp bằng có thể được phổ biến và được sử dụng với mức giá do người mua và người bán thỏa thuận với nhau. Theo nghiên cứu điều tra của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE), 60% các doanh nghiệp cho biết, số lượng Licence được mua và chuyển nhượng đã tăng trong 18 năm qua, tính đến năm 2008.
Thị trường công nghệ đang có ảnh hưởng đến các thành tựu và cơ cấu kinh tế. Thị trường này cung cấp phương tiện phổ biến công nghệ đã được cấp bản quyền. Ngoài ra, nó còn cho phép doanh nghiệp tập trung nguồn lực R&D vào những lĩnh vực, mà doanh nghiệp có lợi thế vượt trội và tìm kiếm được từ các doanh nghiệp khác những công nghệ mà mình không có. Điều này cũng giúp nâng cao được hiệu quả R&D và sở hữu công nghiệp. Thị trường công nghệ cũng là nơi, ở đó các doanh nghiệp bán và chuyển nhượng công nghệ, dưới dạng Licence, mà một doanh nghiệp nào đó không thể tự khai thác. Như vậy, thị trường này đã thúc đẩy đầu tư cần thiết để có được các phát minh - sáng chế. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp có được những khoản thu lớn từ chuyển nhượng Licence công nghệ, nhưng không có ý định triển khai sản xuất thương mại hóa.
Thị trường công nghệ cũng có những ảnh hưởng đến cơ cấu của ngành công nghiệp và thị trường nói chung. Thị trường công nghệ tạo ra sân chơi cho các loại hình doanh nghiệp mới như: doanh nghiệp trung gian (đàm phán liên kết người mua với người bán công nghệ), doanh nghiệp nhận bảo hiểm các dịch vụ R&D. Số lượng các doanh nghiệp mới này đã tăng trong vài năm qua. Thị trường công nghệ cũng đóng một vai trò quan trọng đối với các doanh doanh nghiệp bán dẫn: Họ tạo ra các chip điện tử và nhượng lại chúng dưới dạng Licence cho các nhà sản xuất khác, có điều kiện máy móc và công nghệ để sản xuất hàng loạt. Các doanh nghiệp công nghệ sinh học cũng vậy, họ tạo ra những loại thuốc chữa bệnh, sau đó nhượng lại dưới dạng Licence cho các doanh nghiệp dược lớn hơn, để các doanh nghiệp này tiến hành các thử nghiệm lâm sàng, sau đó sản xuất hàng loạt và thương mại hóa.
Vấn đề còn lại liên quan đến vai trò của Chính phủ, đó là ban hành “Chính sách thúc đẩy và duy trì thị trường công nghệ”. Chính phủ phải đóng vai trò tạo cầu nối giữa người mua và người bán công nghệ hoặc trong việc tạo ra thị trường công nghệ?
Khuyến khích phát triển thị trường công nghệ
Sự phát triển của thị trường công nghệ là một trong những thành tựu chính, mà Hệ thống Patent phải nhắm tới, vì nó cho phép tăng cường phổ biến công nghệ. Những hiểu biết của chúng ta về thị trường này còn chưa đầy đủ. Trong tương lai, có thể sẽ có những nghiên cứu về thị trường này và nhiều vấn đề hiện chưa được phân tích như: Thị trường công nghệ hoạt động như thế nào?; thông tin được phổ biến ra sao giữa các yếu tố cấu thành thị trường này?; các thoả thuận được thiết lập như thế nào?; các trung gian có vai trò gì?; tác động của thị trường công nghệ lên sự phổ biến và cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ sẽ như thế nào?; trong trường mực nào, trong những lĩnh vực nào giao dịch của thị trường công nghệ thay thế được giao dịch bên ngoài thị trường?.
Vì, thị trường công nghệ có liên quan chặt chẽ với một số quan ngại của các Chính phủ, nhất là liên quan đến sự cạnh tranh, nên cần phải suy nghĩ kỹ càng hơn về tác động kinh tế của một số công cụ như Licence và Patent. Ngoài ra, Chính phủ là người tham gia tiềm năng trên thị trường công nghệ, bởi vì Chính phủ cung cấp tài chính cho phần lớn các nghiên cứu cơ bản, mà kết quả sau đó được nhượng lại dưới dạng Licence bởi các cơ quan nghiên cứu của Nhà nước.
Những chính sách của Chính phủ liên quan đến thực hiện Patent và Licence trong các cơ quan nghiên cứu của Nhà nước, ảnh hưởng đến một vài khu vực thị trường, chẳng hạn, khai thác các khám phá khoa học cơ bản. Một cách tổng quát hơn, người ta có thể tự hỏi, liệu một vài rối loạn hoạt động của thị trường công nghệ không minh chứng cho một sự can thiệp của các cấp chính quyền dưới hình thức này hoặc hình thức khác, nhất là liên quan đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ nguyên tắc này, người ta có thể sẽ tạo ra những chính sách nhằm góp phần phát triển thị trường công nghệ và vượt qua các trở ngại đối với sự phát triển của thị trường này.
Ý kiến bạn đọc