Một số cách thức đưa các dự án phát triển nông thôn miền núi về các tỉnh miền núi

07:33, 28/06/2008

(HGĐT)- Về một số vấn đề chung cần lưu ý trong CGCN cho khu vực nông thôn miền núi.
Trước hết, để công nghệ được chuyển giao sớm phát huy tác dụng và đưa lại lợi ích kinh tế-xã hội (KT-XH) thiết thực cho người dân, các kênh CGCN cần đặc biệt lưu ý xem xét/ thẩm định “tính phù hợp” của công nghệ.


Tính phù hợp của công nghệ thể hiện ở một số khía cạnh như: Nhu cầu, khả năng tiếp thu của địa phương; các khó khăn bức xúc của địa bàn; các lợi thế tương đối của địa phương; thị trường tiêu thụ các sản phẩm đầu ra; trình độ tiếp thu của người dân, hoàn cảnh đặc thù của từng địa phương và những kiến thức bản địa của họ... Đồng thời với việc chuyển giao các công nghệ cụ thể, các tổ chức CGCN cần giành ưu tiên cao cho việc hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp thu công nghệ của địa phương (năng lực xây dựng, lựa chọn, thẩm định và quản lý các dự án CGCN).


Về cách tiếp cận CGCN, mặc dù các công nghệ tiến bộ có thể được chuyển giao theo nhiều “kênh” khác nhau, nhưng các thành viên tham gia Hội thảo đều nhấn mạnh: Phương pháp CGCN có sự tham dự của người dân rất cần thiết để xác định nhu cầu và tính phù hợp của c”ng nghệ đối với địa bàn chuyển giao và là điều kiện để nâng cao hiệu quả CGCN ở khu vực miền núi. Sự tham gia của người dân cần được thực hiện trong tất cả các khâu, từ xây dựng, triển khai, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các dự án CGCN.


Về cơ chế, chính sách thúc đẩy CGCN, cần lưu ý một số khâu quan trọng sau:


Cần thể chế hoá và có cơ chế, chính sách khuyến khích đa dạng hoá, xã hội hoá hoạt động CGCN và khuyến nông với sự tham gia của nhiều lực lượng khác nhau thuộc các thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước.


Đối với các chương trình hỗ trợ CGCN lấy từ nguồn ngân sách nhà nước, cần thực hiện phân cấp rõ ràng, cả về mặt tổ chức và kinh phí; công khai hoá, minh bạch hoá cơ chế hỗ trợ để người dân được biết, vận dụng và kiểm tra, giám sát. Đồng thời, cần thiết kế các chương trình khác nhau, phù hợp với các đối tượng, các vùng sinh thái và các dân tộc khác nhau.


Trong thiết kế các cơ chế, chính sách khuyến khích cần chú ý đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên tham gia (tổ chức, cán bộ CGCN, cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lý và người dân) theo hướng gắn quyền lợi với trách nhiệm và kết quả thực tế đưa lại cho người dân. Đặc biệt, cần cải cách chế độ phụ cấp, tiền thưởng đối với cán bộ làm công tác CGCN và khuyến nông ở vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc ít người, nhất là đối với cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc.


Về công tác truyền thông, cần huy động triệt để mạng lưới phát thanh, truyền hình, cả ở Trung ương và địa phương, xây dựng các chương trình chuyên đề về kinh nghiệm CGCN và khuyến nông để tuyên truyền cho đông đảo người dân học hỏi và làm theo. Đặc biệt là các chương trình bằng tiếng các dân tộc ít người.


Một số khuyến nghị đối với các “kênh” CGCN:

1. Đối với “kênh” khuyến nông:

Đây là kênh chuyển giao có ý nghĩa rất thiết thực đối với người dân, là “cầu nối” tiếp nhận các công nghệ tiến bộ do các viện nghiên cứu, các trường đại học đề xuất, và thực hiện chức năng vô cùng quan trọng là: Hướng dẫn, phổ biến để người dân học hỏi và làm theo. ở đây cần lưu ý một số biện pháp sau:

- Về chủ trương, Nhà nước cần khuyến khích đa dạng hoá các hình thức khuyến nông và sớm thể chế hoá các hình thức khuyến nông cộng đồng, khuyến nông tự nguyện. Có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các dịch vụ khuyến n”ng ngoài Nhà nước. Việc xây dựng các chương trình khuyến nông cần dựa vào nhu cầu của người dân, của địa phương và của thị trường; và phù hợp với các đối tượng, các vùng sinh thái và đặc điểm của từng dân tộc.

- Thể chế hoá cách tiếp cận có sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, thực hiện, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông.

- Đối với các chương trình khuyến nông nhà nước, cần tiến hành phân cấp rõ ràng về kinh phí và tổ chức. Thực hiện công khai hoá, dân chủ hoá để người dân có điều kiện kiểm tra, giám sát hoạt động khuyến nông.

- Cần tăng cường và đổi mới công tác đào tạo nhân lực khuyến nông (kỹ năng tiếp cận có sự tham gia, kiến thức KT-XH, phương pháp chuyển giao, kỹ năng giao tiếp với cộng đồng,…); chú ý bồi dưỡng cán bộ khuyến nông là người dân tộc ít người và cán bộ nữ.

- Cần cải cách chế độ phụ cấp, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ khuyến nông, gắn quyền lợi với kết quả thực hiện. Có chế độ khuyến khích đặc biệt đối với cán bộ công tác ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.


2. Đối với “kênh” CGCN qua các chương trình, dự án Nhà nước:

Đây là kênh chuyển giao chủ yếu để hỗ trợ các địa phương tiếp cận với các công nghệ tiến bộ, hướng vào giải quyết các nhiệm vụ KT-XH trọng điểm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra các mũi đột phá trên cơ sở phát huy lợi thế tương đối của địa phương. Các chương trình, dự án cần phối hợp với địa phương để tập trung giải quyết một số khâu quan trọng sau:


Đổi mới và làm tốt khâu xây dựng, thẩm định và xét duyệt các dự án theo hướng phân cấp rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của các cấp quản lý giữa trung ương và địa phương và có sự tham gia của người dân tại địa bàn dự án.

Tăng cường năng lực xây dựng, thẩm định dự án cho các địa phương.


Điều phối đối với các chương trình, dự án khác để thống nhất lồng ghép trên địa bàn, thống nhất kế hoạch ngay từ đầu.

Xây dựng các tiêu chí giám sát, đánh giá kết quả dự án theo hướng căn cứ vào chất lượng và hiệu quả thực tế đưa lại cho địa bàn và có sự tham gia của người thụ hưởng.


Vận dụng cơ chế bổ nhiệm cán bộ quản lý dự án phù hợp với yêu cầu chuyên môn của dự án (thậm chí có thể thuê cán bộ dự án theo cơ chế hợp đồng).


Nghiên cứu vận dụng phương thức cho vay trả góp, quay vòng vốn hỗ trợ,... thay cho bao cấp cho không (nhằm mục đích hạn chế “tính ỷ lại” và các biểu hiện tiêu cực gắn với cơ chế “xin-cho”).


Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin dự án để các bên có liên quan tham khảo, liên kết, tránh trùng lắp.

(Còn nữa)


Hà Duy (Sở Khoa học và Công nghệ)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Windows XP được hỗ trợ đến 2014
Microsoft quyết định gia hạn cho hệ điều hành XP do có quá nhiều yêu cầu từ phía khách hàng, đồng thời khẳng định Windows 7 sẽ có mặt vào đầu năm 2010.
27/06/2008
Cả thế giới đang dùng hơn 1 tỷ PC
Theo hãng nghiên cứu Gartner, với mức tăng trưởng mạnh tại các thị trường mới nổi, con số đó sẽ là 2 tỷ vào năm 2014. Hiện nay, các thị trường đã trưởng thành chiếm 58% trong con số 1 tỷ PC đầu tiên, nhưng họ sẽ chỉ chiếm 30% trong 1 tỷ thứ hai, Gartner cho biết.
25/06/2008
Loạn… diệt Virus
Lẽ dĩ nhiên, có máy tính thì cần có phần mềm diệt virus để tránh mã độc, an toàn cho dữ liệu trong máy. Nhưng giữa “biển” phần mềm diệt virus, thật – giả lẫn lộn, khó lường lắm thay!
24/06/2008
Hội nghị tư vấn Dự án thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang
(HGĐT)- Sáng 19.6, UBND thị xã Hà Giang (TXHG) mở Hội nghị tư vấn đầu tư xây dựng Dự án thoát nước và xử lý nước thải TXHG.
23/06/2008