Máy ảnh số và những quan niệm sai lầm (phần 1)
Máy ảnh số ngày càng phổ biến nhưng không phải ai cũng am hiểu về nó, một phần do công nghệ ảnh số phát triển quá nhanh. Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh đôi khi chính là nguyên nhân khiến tấm ảnh chụp trở nên xấu xí.
Sai lầm 1: Máy ảnh đắt tiền sẽ chụp ảnh đẹp hơn
Thực tế: Sự hiểu nhầm này không chỉ riêng trong thế giới máy ảnh số mà một số vật dụng khác, như vợt tennis, xe hơi… Mặc dù máy ảnh đắt tiền thường được trang bị những tính năng nâng cấp cùng công nghệ tiên tiến nhưng không phải tất cả camera lấy đi của bạn nhiều tiền đảm bảo cho bạn những tấm ảnh đẹp.
Tốt nhất là bạn nên tìm hiểu và chọn mua những máy ảnh có các tính năng cần thiết hay những chức năng mà bạn muốn có. Tư duy sáng tạo có thể cho ra lò những tấm ảnh đẹp nhưng bức hình sẽ hoàn hảo hơn nếu bạn biết ứng dụng những kỹ thuật nhiếp ảnh cơ bản. Các tay máy chuyên nghiệp vẫn thường nói: “Máy ảnh không làm nên chất lượng tấm ảnh mà là người đứng sau nó”.
Sai lầm 2: Độ phân giải cao sẽ cho ảnh đẹp
Thực tế: Máy ảnh có độ phân giải cao sẽ cho phép người dùng in ảnh cỡ lớn hơn và bạn phải hiểu rằng cảm biến camera cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng ảnh chụp. Cảm biến trong hầu hết các máy ảnh compact hay thậm chí là máy ảnh cho các nhiếp ảnh chuyên nghiệp đều có độ phân giải thấp hơn trong các máy ảnh ống kính rời dSLR.
Khi bạn sử dụng quá nhiều độ phân giải để chụp vùng ảnh hẹp thì chất lượng ảnh chụp sẽ không được như mong muốn. Để dễ hiểu thì bạn có thể nhìn vào hai tấm ảnh cùng độ phân giải - một ảnh chụp bằng máy compact còn ảnh khác chụp bằng máy dSLR.
Sai lầm 3: Có thể sửa tất cả mọi vấn đề liên quan đến ảnh trên Photoshop
Thực tế: Bất cứ ai vẫn ấp ủ suy nghĩ này thì có thể khẳng định một điều đó là một nhiếp ảnh cực tồi hoặc là một người cực kỳ lười nhác. Photoshop có thểlàm sáng bức ảnh, tạo sắc nét và hoặc thậm chí là bỏ được những chi tiết xấu trên bức ảnh. Tuy nhiên, dùng phần mềm để sửa ảnh có rất nhiều hạn chế. Chẳng lẽ bạn phải ngồi sửa tất cả 300 tấm ảnh chụp trong đợt đi du lịch vừa rồi? Bạn nên tiết kiệm thời gian bằng cách hiểu rõ hơn về kỹ thuật nhiếp ảnh, về cách chỉnh sửa camera và sử dụng các setting phù hợp.
Sai lầm 4: Định dạng RAW chỉ dành cho dân chuyên nghiệp
Thực tế: Nếu như định dạng ghi ảnh như JPG, TIFF... sử dụng kỹ thuật “nén có mất dữ liệu” (lossy compression) - tức một phần thông tin ảnh sẽ được lược bỏ để giảm dung lượng file, thì định dạng RAW chứa toàn bộ dữ liệu mà bộ cảm biến trong các máy ảnh số ghi được khi chụp.
Đúng là để xử lý file RAW thì rất khó khăn nhưng hiện tại đã có nhiều phần mềm được cài sẵn với camera để hỗ trợ người dùng khi làm việc với định dạng RAW. Người dùng, đặc biệt là các tay máy nghiệp dư có thể dễ dàng sáng tạo trên tấm ảnh của mình. Tuy nhiên, lưu ý rằng định dạng RAW chiếm rất nhiều dung lượng trên thẻ nhớ, bạn phải lưu ý điều này nếu phải dùng đến nó.
Ý kiến bạn đọc