Công tác bảo vệ môi trường trong xu thế hội nhập ngày nay

07:49, 17/06/2008

(HGĐT)- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc gắn liền với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ trên toàn thế giới.


Mục tiêu bảo vệ môi trường là nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường ở những nơi, những vùng đã bị suy thoái, có nguy cơ suy thoái, bảo vệ đa dạng sinh học; nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, các đô thị và nông thôn, góp phần phát triển KT - XH bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Ngày nay cũng như về sau, việc giải quyết các vấn đề về môi trường, bảo vệ môi trường phụ thuộc chủ yếu vào mức độ nhận thức, trình độ dân trí, thái độ và hành vi của mọi tầng lớp xã hội. Trong quá trình phát triển của mình, con người do vô tình hay cố ý đã lạm dụng quá mức ưu đãi của thiên nhiên tạo ra sự mất cân bằng các yếu tố môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, đe doạ tính mạng cả loài người. Chính vì vậy, vấn đề môi trường sống của con người đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hiệp quốc về vấn đề môi trường và phát triển bền vững họp tại Riô dê Jan Nê Rô năm 1992 đã tuyên bố nguyên tắc số 1: Con người là trung tâm của những mối quan tâm của sự phát triển lâu bền, con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích và lành mạnh, hài hòa với thiên nhiên. Như vậy, để có một môi trường sống tốt hơn, thì mỗi quốc gia, mỗi địa phương và mỗi chúng ta đều phải tham gia tích cực vào hoạt động nào đó để làm cho môi trường sống sạch hơn, đẹp hơn, trong lành hơn.


Năm 2008, Liên Hiệp quốc lấy chủ đề ngày Môi trường thế giới: “Hãy thay đổi thói quen: Hướng đến một nền kinh tế ít các bon”, chủ đề này quan tâm sâu sắc đến vấn đề biến đổi khí hậu. Thực tế biến đổi khí hậu đã và đang đe doạ nghiêm trọng đến đời sống của mỗi quốc gia và dân tộc trên hành tinh trong đó có nước ta nói chung và tỉnh ta nói riêng. Biểu hiện rõ nét nhất khí hậu diễn biến bất thường không theo quy luật tự nhiên như: Tháng 5 vẫn xuất hiện gió mùa đông bắc, ngày hè thời tiết nóng nực hơn, xuất hiện mưa đá gió lốc, bão tố cường độ mạnh và mau không theo chu kỳ. Con người hàng ngày đang đối mặt với sự biến đổi khôn lường của khí hậu như: Dịch bệnh gia tăng, đói nghèo thường xuyên đe dọa, mất nơi ăn chốn ở do thiên tai, mùa màng thất thoát, thiếu đất để canh tác, đa dạng sinh học bị suy giảm... theo các nhà khoa học nguyên nhân trực tiếp của sự biến đổi khí hậu là phát thải quá mức khí nhà kính đặc biệt là khí các bon nic (CO2) do con người đã sử dụng nguyên liệu hóa thạch: Than đá, dầu mỏ, khí đốt để phục vụ phương tiện giao thông, sản xuất công nghiệp, điều đáng lo ngại nhất tình trạng mất rừng trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng do khai thác quá mức nên 20% phát thải khí nhà kính không được rừng tự nhiên hấp thụ đó cũng là nguyên nhân lỗ thủng tầng ôzôn ngày càng rộng ra.


Để thiết thực góp phần cải thiện môi trường sống ngày một tốt hơn, theo chúng tôi cần tiếp tục nỗ lực thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây:


Một là, tăng cường đẩy mạnh và tuyên truyền giáo dục làm chuyển biến, nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của môi trường sống; hiểu rõ chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường, từ đó tự giác tham gia các hoạt động giải quyết sự cố, ô nhiễm môi trường; phổ biến các mô hình, điển hình tiên tiến, các việc làm tốt, kinh nghiệm hay về bảo vệ môi trường.


Hai là, thực hiện tốt chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, biến các mục tiêu, chiến lược đó thành hiện thực. Kết hợp hài hòa giữa phát triển KT - XH với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm cho mọi người đều được sống trong môi trường trong lành.


Ba là, không ngừng cải thiện chất lượng môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn. Kiểm soát ô nhiễm và ứng cứu có hiệu quả sự cố môi trường do thiên tai và lũ lụt gây ra.


Bốn là, quan tâm phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đoàn thể, cộng đồng dân cư và từng người dân trong việc tham gia và giám sát công tác bảo vệ môi trường. Bởi vì môi trường là lĩnh vực mang tính xã hội hóa rất cao, kinh nghiệm thực tế cho thấy, ở đâu có sự tham gia và giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng, cộng đồng dân cư và người dân thì ở nơi đó, các công việc được tiến hành một cách thuận lợi và đạt kết quả vững chắc.


Đức Sinh (Sở TN & MT Hà Giang)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao
Việc nghiên cứu và phát triển công nghệ cao (CNC) ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng để quá trình phát triển CNC và việc ứng dụng, khai thác CNC trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội cần có những chính sách và giải pháp tích cực.
30/05/2008
VINASAT-1 chính thức được bàn giao cho Việt Nam
Vào lúc 14h chiều 29/5/2008, tại trụ sở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), đại diện Tập đoàn sản xuất vệ tinh Lockheed Martin đã chính thức bàn giao vệ tinh VINASAT-1 và hoá đơn bán hàng, kết thúc hợp đồng sản xuất và phóng vệ tinh cho chủ đầu tư VNPT.
30/05/2008
Chạy đua công nghệ thanh toán điện tử tại Việt Nam
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, rào cản về pháp lý không còn, dịch vụ của các ngân hàng gần tương đương nhau. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn trở thành yếu tố quyết định cuộc chạy đua giành niềm tin khách hàng.
29/05/2008
“Bom tấn” mobile màn hình cảm ứng sắp ra lò
Suốt 1 năm nay, iPhone được nhắc đến khá nhiều với màn hình cảm ứng ấn tượng nhưng, những “quả bom tấn” sau đây sẽ khiến giới công nghệ đảo điên vì những cải tiến mới về kiểu dáng và tính năng.
27/05/2008
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.