Đến 2010, chất thải rắn của Việt Nam sẽ tăng tới 45 triệu tấn/năm

08:10, 29/01/2008

Dự báo đến năm 2010, lượng chất thải rắn của Việt Nam sẽ tăng từ 24 - 30% tương đương 45 triệu tấn rác/năm. Trong đó, chất thải y tế nguy hại vào khoảng 25.000 tấn/năm.


 

 Xử lý chất thải môi trường.

Nguyên nhân là do các ngành chức năng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ môi trường mà chỉ tập trung phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, nguy cơ ô nhiễm môi trường do các chất thải gây ra đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.

Chất thải ra không được xử lý an toàn đã tích tụ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Kết quả điều tra ban đầu về chất thải rắn nguy hại (CTNH) cho thấy: Ở nước ta các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển rất đa dạng và phong phú về loại hình, ngành nghề như công nghiệp hóa chất, luyện kim, dệt nhuộm, giấy và bột giấy, nhựa, cao su, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm...

Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam về chất thải rắn, tổng lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn, trong đó CTNH công nghiệp vào khoảng 130.000 tấn/năm.

Phần lớn chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ miền Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, chiếm khoảng 64% tổng lượng CTNH phát sinh của cả nước.

Tiếp theo là các tỉnh miền Bắc với lượng CTNH phát sinh chiếm 31%. Thêm vào đó, gần 1.500 làng miền Bắc với CTNH phát sinh chiếm 31%, mà chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn miền Bắc mỗi năm phát sinh cỡ 774.000 tấn chất thải rắn sản xuất, bao gồm cả CTNH và không nguy hại.

Hiện nay cả nước có khoảng hơn 12.500 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có khoảng 850 cơ sở là các bệnh viện với quy mô khác nhau, nên việc quản lý chất thải rắn y tế rất khó khăn.

Phần lớn các bệnh viện đặt trong các khu dân cư đông đúc. Năm 2001, Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát tại 280 bệnh viện đại diện cho tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước về vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn y tế.

Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy tỷ lệ phát sinh chất thải rắn y tế theo từng tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế rất khác nhau. Lượng chất thải rắn bệnh viện phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh mỗi ngày vào khoảng 429 tấn chất thải rắn y tế, trong đó lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ước tính khoảng 34 tấn/ngày.

Nếu phân chia lượng chất thải rắn y tế nguy hại theo địa bàn thì 35% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; 65% còn lại ở các tỉnh, thành khác.

Mặt khác, nếu phân lượng chất thải rắn y tế phát sinh theo khu vực của các tỉnh, thành thì 70% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở các tỉnh, thành phố, thị xã thuộc các đô thị và 30% ở các huyện, xã, nông thôn, miền núi.


Tiền Phong

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồng bào nghèo có điện thoại đón Tết
Bộ Thông tin & Truyền thông đánh giá, việc cấp điện thoại cho các tỉnh biên giới, vùng sâu, vùng xa và các đồn biên phòng không chỉ giúp đồng bào nghèo có điện thoại đón Tết; mà còn góp phần đảm bảo an ninh thông tin quốc phòng.
27/01/2008
Xây dựng Trung tâm lưu trữ dữ liệu Internet hiện đại nhất VN.
Ngày 23/1/2008, tại Khu Công viên phần mềm Quang Trung, TP.HCM đã diễn ra Lễ trao giấy chứng nhận đầu tư và ký kết hợp đồng xây dựng Trung tâm lưu trữ dữ liệu Internet (IDC) giữa Công ty Phát triển công viên phần mềm Quang Trung và Công ty TNHH DOT VN, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài trực thuộc tập đoàn DOT VN (Hoa Kỳ).
25/01/2008
Phá vụ trộm cước viễn thông quy mô lớn do người nước ngoài tổ chức
Lúc 14 giờ ngày 20.1, lực lượng trinh sát của PC15 đã tiến hành kiểm tra nhà số 118/6A1, tổ 4, khu phố 6, P.Tân Hưng Thuận, Q.12 và bắt quả tang Qiu Yu Yao (25 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) đang trực tiếp vận hành hệ thống chuyển lưu lượng các cuộc gọi quốc tế vào Việt Nam trái phép.
22/01/2008
Cao nguyên đá Đồng Văn và những giá trị địa chất
(HGĐT)- Cao nguyên đá Đồng Văn bao gồm các huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh gồm các huyện Quản Bạ Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn. Theo các nhà địa chất học, khu vực này có những giá trị rất quan trọng cả về địa mạo, địa tầng và cổ sinh.
22/01/2008