Những sức ép gây rối loạn tâm thần cho trẻ em

08:04, 20/12/2007

Theo kết quả cuộc khảo sát gần đây, gần 20% số học sinh trong độ tuổi từ 10-16 tuổi gặp trục trặc về sức khoẻ tâm thần. Trong khi đó, hiểu biết của xã hội, thậm chí ngay trong ngành y tế về chăm sóc sức khoẻ tâm thần còn rất nghèo nàn.


 
 Gần 85% số học sinh căng thẳng tâm thần do việc học.
Hội thảo "Can thiệp và phòng ngừa trên cơ sở khoa học các vấn đề về sức khoẻ tinh thần trẻ em ở Việt Nam" đã diễn ra vào ngày 13 - 14.12 nhằm thu hút sự quan tâm đúng mức hơn của xã hội với vấn đề này.

Sức ép từ nhà trường

Nghiên cứu 21.960 thanh - thiếu niên TP.Hà Nội, phát hiện 3,7% số em có rối loạn hành vi. Khảo sát sức khoẻ tâm thần học sinh trường học TP.Hà Nội bằng công cụ SDQ của Tổ chức Y tế thế giới chuẩn hoá Việt Nam cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở trong độ tuổi 10 - 16 tuổi, tỉ lệ học sinh có vấn đề về sức khoẻ tâm thần chung là 19,46%. Điều này cho thấy ảnh hưởng của điều kiện sống, môi trường sống tác động đến hành vi ứng xử của các em.

Có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến khủng hoảng của thanh - thiếu niên như những khó khăn, thách thức trong quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, bạn khác giới; tình trạng bạo hành trong gia đình và nhà trường...

Tuy nhiên trong số những trường hợp mắc rối loạn tâm thần, những yếu tố liên quan đến học tập vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất. Theo nghiên cứu của nhóm tiến sĩ (Lê Thị Kim Dung, Lã Thị Bưởi, Đinh Đăng Hoè), tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan khiến 100% học sinh phải học thêm giờ, trong đó 17% học trên 5h/ngày. Gần 85% số học sinh căng thẳng tâm thần do việc học. Áp lực của việc học nhiều, thi nhiều chiếm 61%. Học sinh gặp khó khăn trong học tập chiếm 63%.

Sức ép từ cha mẹ

Trong tháng 11 vừa qua, Khoa Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một học sinh ở TP.Hà Nội uống thuốc ngủ tự tử. Sau khi tỉnh lại, em kể, vì phải học quá nhiều, đến nghỉ hè bố mẹ cũng bắt đi học thêm các môn văn hoá, nhạc, hoạ, ngoại ngữ... Do không dám trái lời bố mẹ, học sinh này đã nảy ra ý nghĩ chỉ có chết sẽ không phải học nữa.
Chương trình giáo dục Việt Nam đang ở giai đoạn sửa đổi, cập nhật những thành quả của thế giới.

Nhưng trong khi đó, trẻ em đã phải chịu bao hậu quả: Chương trình phổ thông quá nặng so với thế giới, kiến thức để trẻ thu nhận được thì quá coi trọng, nhưng những kỹ năng vận dụng để khám phá xung quanh hầu như không được hướng dẫn, phát huy... Càng học lên lớp trên, thời gian để trẻ tham gia hoạt động ngoại khoá càng bị thu gọn. Hậu quả dẫn tới là tạo ra một bộ phận trẻ thụ động, yếu ớt và vụng về.

Vì những ước nguyện của cha mẹ, các trẻ luôn luôn phải "chạy đua" với hàng loạt các hoạt động đã được lên kế hoạch một cách chặt chẽ đến từng giờ trong ngày, trong tuần, trong tháng và cả trước đó mấy năm. Dường như người lớn đã quá xem trọng cuộc sống vật chất và hạ thấp giá trị của tuổi thơ đến mức gây hại cho trẻ em.


Lao động

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Viettel giảm 10 - 20 % cước điện thoại di động
Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel) hôm nay thông báo từ 1-12-2007, Viettel thực hiện giảm giá các gói cước điện thoại di động trả trước và trả sau với mức trung bình 15%.
30/11/2007
Kiểm tra thư điện tử từ điện thoại di động
Hiện nay, vấn đề liên lạc thư tín điện tử (email) hầu như đã quá là thông dụng với mọi người. Chính vì thế mà việc kiểm tra email cũng như hồi âm trả lời email luôn được nhiều người quan tâm khi sử dụng điện thoại di động. Tại trang web http://www.flurry.com, bạn sẽ dễ dàng kiểm tra email từ mọi Webmail mà không cần thông qua dịch
30/11/2007
Khảo sát điểm lộ nước kasrt, thiết kế mô hình cấp nước cho thị trấn Mèo Vạc
(HGĐT)- Mèo Vạc là một trong những địa phương thiếu nước trầm trọng nhất tỉnh ta. Vào cuối mùa khô, nguồn nước cạn kiệt, người ta phải dùng xe cơ giới và các phương tiện thô sơ chở nước từ nơi khác về cung cấp cho thị trấn và làng bản lân cận.
27/11/2007
Nhiên liệu sinh học sẽ thay thế dần nhiên liệu truyền thống
"VN sẽ làm chủ việc sản xuất các dạng vật liệu, chất phụ gia phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học (NLSH)- loại nhiên liệu được hình thành từ hợp chất có nguồn gốc động - thực vật, thân thiện với môi trường; đồng thời ứng dụng thành công công nghệ lên men hiện đại để đa dạng hoá các nguồn nguyên liệu cho quá trình chuyển hoá sinh khối thành NLSH".
26/11/2007