Một cơn bão mới "đe doạ" Nam bộ?
Dự báo hướng đi áp thấp (nguồn: TTDBKTTV TW). |
Chiều nay, 20/11/2007, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão TW, ông Bùi Minh Tăng - Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn TW cho biết: luồng áp thấp này có những diễn biến hết sức phức tạp, đang di chuyển nhanh và có nhiều khả năng mạnh lên thành bão và đổ bộ vào các tỉnh Nam Bộ trong một hai ngày tới.
Khu vực nguy hiểm được xác định là giữa và nam Biển Đông (từ phía Nam quần đảo Hoàng Sa trở xuống), trong đó khu vực đặc biệt nguy hiểm là quần đảo Trường Sa.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn TW, hồi 13h ngày hôm nay (20/11), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 8,8 đến 9,8 độ Vĩ Bắc; 118,7 đến 119,7 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Nam Biển Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61 km một giờ), giật trên cấp 7.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20 km và có khả năng mạnh lên thành bão. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía nam Biển Đông có gió xoáy mạnh cấp 7, giật trên cấp 7. Biển động mạnh.
Ông Tăng cũng cho biết, song song với áp thấp này đang có một áp thấp khác mới hình thành trong cùng một khu vực. “Hai áp thấp này có khả năng sẽ quyện vào nhau, như vậy diễn biến của nó sẽ cực kỳ phức tạp và nguy hiểm” - Ông Tăng cho biết.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát - Trưởng ban chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn TW nhận định: có khả năng áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão và đổ bộ vào các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
“Nếu cơn bão đổ bộ vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì nhiều khả năng sẽ gây ra những thiệt hại lớn. Bởi vì, khu vực này đang mùa đánh bắt cá, hiện có rất nhiều tàu thuyền đang hoạt động. Nhà cửa ở khu vực này thường là nhà lá, chỉ chịu đựng được gió cấp 6. Đặc biệt là kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống lụt bão ở đây yếu, đồng bào chủ quan với bão vì hàng vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm, ở khu vực này không chịu ảnh hưởng của gió bão”.
Thời gian không còn nhiều
Đại tá Bùi Song Nhân, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu (Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng) cho biết, đến trưa ngày 20/11 vẫn còn 5.641 tàu và 39.859 ngư dân các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Cà Mau đang đánh cá xa bờ tại khu vực quần đảo Trường Sa xuống vùng biển phía Nam (nơi cơn bão sẽ đi qua).
Không chỉ các tàu thuyền trên biển, tại 10 cửa sông ở
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu, chậm nhất trong sáng 21/11, các địa phương phải thực hiện cấm biển, yêu cầu toàn bộ các tàu thuyền đang đánh cá ở quần đảo Trường Sa và vùng biển miền Tây phải vào bờ. Các tàu ở xa không vào kịp cần chủ động liên hệ với đất liền để được hướng dẫn vào lánh nạn tại nước bạn.
Do ít phải hứng chịu bão nên công tác phòng chống bão tại các tỉnh phía
Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, đến trưa 20/11 đã có 7 tàu đánh cá xa bờ của tax in vào lánh nạn tại Philippin và 40 tàu xin vào lánh ở Malayxia.
Chiều 20/11, Bộ Ngoại giao sẽ gửi công hàm đến sứ quán các nước Philippin, Malayxia,
Chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các bộ, ngành kiểm tra lại toàn bộ các kho dự trữ quốc gia, phương tiện tìm kiếm cứu nạn.
“Trong lúc, công tác khắc phục 6 đợt lũ tại miền Trung vẫn còn bộn bề, chúng ta càng phải chủ động đề phòng cơn bão mới này bởi nó có khả năng gây nhiều thiệt hại về người và tài sản”.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu bộ Công thương phải có biện pháp bình ổn giá cả, cân đối hàng hóa tại các tỉnh miền Trung để tránh việc tăng giá tại khu vực này.
Thủ tướng cũng quyết định sáng mai sẽ thực hiện lệnh cấm biển tại các tỉnh từ Bình Định đến Cà Mau theo gợi ý của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
* Cùng ngày 20/11, Bộ NN&PTNT đã có công điện khẩn gửi Ban CHPCLB các tỉnh từ Ninh Thuận đến Cà Mau và Kiên Giang cùng Ban CHPCLB các Bộ yêu cầu thông báo cho các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng đi của bão, kiểm soát chặt chẽ tàu, thuyền đang đánh bắt ven biển và trên các sông Nam bộ.
Công điện cũng yêu cầu các địa phương trên phải có kế hoạch sơ tán dân có nguy cơ nguy hiểm, đồng thời tổ chức chằng chống nhà cửa, kho tang và các công trình dân sinh, kinh tế.
Ý kiến bạn đọc