Lũ dữ là "sản phẩm" của chính chúng ta!

15:26, 18/11/2007
Bão, lũ đã trở nên hung hãn hơn do con người "không biết điều" với nó. Dưới góc độ khoa học, ông Nguyễn Ngọc Sinh, chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN, nói rõ hơn những hành vi "chọc giận" đó của con người.

 
Khi không còn dòng chảy, nước đã "lao" vào nhà, đẩy con người ra khỏi chỗ ở.
Dù đã nỗ lực phòng chống nhưng mất mát bởi cơn bão Lekima là rất lớn. Theo ông, nguyên nhân lớn nhất là gì?

- Cơn lũ vừa qua lượng mưa không quá lớn nhưng nước về các sông lại cao bất thường. Tình hình đó lại diễn ra trên diện rộng và có nhiều diễn biến không mang tính qui luật như trước. Đây là nguyên nhân lớn nhất của thiệt hại, là một xu hướng đáng ngại và khá rõ nét của toàn cầu cũng như ở VN. Đó là sự xáo trộn qui luật tự nhiên, kể cả qui luật thiên tai cũng có thay đổi.

Sự thay đổi này là kết cục của những biến động kéo dài ở từng thành phần môi trường như địa chất, thủy văn, thổ nhưỡng... cộng hưởng sự phát tác đó và gây tai họa. Con người đã làm biến dạng sơ đồ qui luật tự nhiên bởi hiệu ứng nhà kính, phá rừng, ngăn sông, lấn biển... Và thiên nhiên đã nổi giận bằng chính những vết thương của nó.

VN là một trong mười quốc gia chịu tác động lớn nhất về hiện tượng nước biển dâng cao. Trong 16 loại thiên tai của hành tinh thì chúng ta có nguy cơ gặp 2/3 số đó. Riêng về bão lũ, nước ta cũng là một cái rốn gió và nước của khu vực. Cộng với sự biến động tự nhiên toàn cầu rất đáng lo ngại thì hơn bao giờ hết, VN phải tham gia cuộc cứu vớt môi trường, cứu chính sự sống của mình. 

Các nhà khoa học không quá lo xa khi nói rằng con người có thể lâm vào tình trạng không thể "chuộc lỗi" được với thiên nhiên. Các vấn đề nước biển dâng cao, băng tan, nhiệt độ nóng, ô nhiễm khí thải đã gần chạm vào giới hạn cuối cùng. Tàn phá thì chỉ mất vài năm, vài tháng nhưng để phục hồi thì phải nhiều thập niên, thậm chí nhiều thế kỷ.

* Thưa ông, ở VN điều gì đã tác động đến những thành phần môi trường đó?

- Đầu tiên là rừng đầu nguồn đã không còn đủ sức thực hiện hai nhiệm vụ tối quan trọng trong chống lũ là ngấm nước và cản nước.

Tiếp theo, chúng ta có nhiều đê, đập và các công trình xây dựng xâm lấn, tác động cả chủ ý và vô ý vào dòng chảy. Chưa có một tính toán khoa học tổng thể nên hiệu quả trị thủy của những công trình này có thể đạt ở khu vực, địa phương nào đó nhưng lại phản tác dụng trong bức tranh tổng thể.

Tình trạng khai thác cát sỏi, tác động bồi lắng... lòng sông nhiều năm, nhiều nơi cũng làm tổn thương đường thoát lũ mà bản thân thiên nhiên đã tự điều hòa. Tại các cửa sông chảy ra biển cũng bị biến dạng nhiều bởi các công trình đô thị hóa, lấn biển... Nước ở trên tràn nhiều hơn nhưng dòng chảy chậm hơn, cửa thoát khó hơn dẫn đến ngập lụt và bục phá.

* Ở cấp vĩ mô, chúng ta đã làm gì trước tình trạng này?

- Liên Hiệp Quốc đã lấy mười năm cuối cùng của thế kỷ 20 làm thập niên "giảm nhẹ thiên tai". Nhiều quốc gia đã xây dựng chương trình hành động toàn quốc về ứng xử với nước biển dâng cao, băng tan hay sóng thần, núi lửa... Chúng ta từng có dự định lập chương trình quốc gia về vấn đề này nhưng sau lại được "gọt" nhỏ lại thành chương trình riêng chống bão lũ. Bão lũ thuộc trách nhiệm của ngành nông nghiệp nên cuối cùng nó lại về bộ này.

Cần tránh tư tưởng nghe những nguy cơ tiềm ẩn thì thấy quá xa, nghe những mất mát trước mắt thì cứu trợ tức thời rồi quên mất trách nhiệm phải làm gì để những cơn lũ, trận bão sau không gây thiệt hại lớn hơn...

* Theo ông, VN có thể làm gì trước sự giận dữ của thiên nhiên?

- Chúng ta cần có một tư duy khoa học nghiêm túc và đầy đủ về thiên tai, môi trường. Từ đó xây dựng một chương trình quốc gia, một chiến lược tổng thể để đối phó. Còn tất cả biện pháp đơn lẻ thì ai cũng biết như trồng rừng, giảm thiểu khí thải, quản lý khai thác khoáng sản... Vấn đề là phải làm thế nào cho tốt mà thôi.


Lao động

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sẽ bị nhiễm chất độc da cam/dioxin nếu sử dụng thực phẩm nhiễm dioxin
Các nhà khoa học cảnh báo về lượng chất độc da cam/dioxin còn tồn lưu trong đất tại khu vực sát sân bay Biên Hòa ( Đồng Nai) và người dân không nên sử dụng các thực phẩm tươi sống nuôi, bắt ở những vùng này.
31/10/2007
Ứng dụng thành công máy phát điện chạy bằng khí biogas
Phân viện Bảo hộ lao động và Bảo vệ môi trường miền Trung-Tây Nguyên đã ứng dụng thành công mô hình sử dụng khí biogas để chạy máy phát điện tại trang trại chăn nuôi của anh Nguyễn Hữu Thắng ở thôn 5, xã Hòa Ninh, Hòa Vang (Đà Nẵng).
29/10/2007
Phương pháp mới loại bỏ asen trong nước
Chỉ mất từ 1.000-2.000 đồng/kg, người dân có thêm một phương pháp lọc asen ngay tại nhà bằng cách sử dụng quặng pyrolusite có chứa mangan.
25/10/2007
Hiểm họa từ đồ nhựa tái chế!
Đồ nhựa tái chế, ngoài chuyện chứa các hóa chất phụ gia độc hại, còn là chỗ trú ẩn lý tưởng của vi trùng, các nhà khoa học ở Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam (VAST) cảnh báo.
22/10/2007