Cần giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước do khai khoáng

07:59, 16/11/2007

Nguồn nước mặt, nước ngầm xung quanh các khu vực hoạt động khoáng sản được sử dụng làm nguồn cấp cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt đang bị suy giảm về trữ lượng và ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng.


Nguyên nhân là từ những năm 80 đến nay, hoạt động khoáng sản phát triển mạnh nhưng quản lý không chặt chẽ, thiếu tổ chức. Các địa phương chưa có quy hoạch sử dụng khoáng sản phù hợp, nạn khai thác "thổ phỉ" tràn lan nên quá trình khai thác và đổ thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, nhất là nước.

Trong khi đó, hoạt động khai thác khoáng sản đều dùng những thiết bị, công nghệ cũ, lạc hậu, chưa chú ý đến việc bảo vệ môi trường. Hầu hết các mỏ thiết kế và xây dựng từ những thập niên 60 - 70 với qui mô về sản lượng quặng, khối lượng đất đá thải ít hơn nhiều so với hiện nay. Sau quá trình khai thác 30 - 40 năm, các bãi thải được quy hoạch với quy mô nhỏ, chưa tính đến các biến cố về quá tải đối với các bãi thải. Một lượng chất thải rất lớn bao gồm chất thải rắn, nước thải, bùn thải hàng năm không được quản lý và xử lý gây ô nhiễm môi trường.

Để giải quyết vấn đề này, các mỏ cần có hệ thống xử lý các nguồn gây ô nhiễm cụ thể với từng trường hợp, có như vậy mới giải quyết tận gốc việc ô nhiễm nước mặt cũng như nước ngầm. Đối với nguồn nước chảy tràn qua khu mỏ, nước ngầm từ bãi chứa chất thải rắn thì cần xây dựng hệ thống mương thu gom nước dẫn về hồ chứa nước. Tại đây nước thải được xử lý bằng phương pháp hóa học (thông thường dùng bột vôi để trung hòa), sau đó kiểm tra độ pH, một số ion kim loại đạt tiêu chuẩn cho phép mới được đổ thải ra môi trường.

Trong trường hợp nước tháo khô mỏ, sau khi bơm tập trung vào hồ chứa để láng sơ bộ, một phần được bơm trở lại phục vụ sản xuất của mỏ (tuyển quặng, tưới ẩm,...), phần còn lại bơm lên bể xử lý bằng phương pháp hóa học, sinh học làm nguồn nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của khu mỏ. Nước thải sau khi tuyển quặng cần được thu ngay từ các xưởng, sau đó được lắng lọc cơ học, hóa học trong trường hợp cần thiết, bơm tuần hoàn trở lại cung cấp cho hệ thống tuyển khoáng.

Bằng các biện pháp sử dụng tuần hoàn các nguồn nước thải từ quá trình hoạt động khoáng sản nêu trên, hầu hết các nguồn thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước trong khu mỏ đều được kiểm soát, vì vậy sẽ giảm thiểu được ô nhiễm môi trường nước trong khu mỏ và khu vực lân cận.


Lao động

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sẽ bị nhiễm chất độc da cam/dioxin nếu sử dụng thực phẩm nhiễm dioxin
Các nhà khoa học cảnh báo về lượng chất độc da cam/dioxin còn tồn lưu trong đất tại khu vực sát sân bay Biên Hòa ( Đồng Nai) và người dân không nên sử dụng các thực phẩm tươi sống nuôi, bắt ở những vùng này.
31/10/2007
Ứng dụng thành công máy phát điện chạy bằng khí biogas
Phân viện Bảo hộ lao động và Bảo vệ môi trường miền Trung-Tây Nguyên đã ứng dụng thành công mô hình sử dụng khí biogas để chạy máy phát điện tại trang trại chăn nuôi của anh Nguyễn Hữu Thắng ở thôn 5, xã Hòa Ninh, Hòa Vang (Đà Nẵng).
29/10/2007
Phương pháp mới loại bỏ asen trong nước
Chỉ mất từ 1.000-2.000 đồng/kg, người dân có thêm một phương pháp lọc asen ngay tại nhà bằng cách sử dụng quặng pyrolusite có chứa mangan.
25/10/2007
Hiểm họa từ đồ nhựa tái chế!
Đồ nhựa tái chế, ngoài chuyện chứa các hóa chất phụ gia độc hại, còn là chỗ trú ẩn lý tưởng của vi trùng, các nhà khoa học ở Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam (VAST) cảnh báo.
22/10/2007