Hệ thống chăn nuôi kém: Mối nguy cho sức khỏe con người
Sự thay đổi mạnh mẽ của ngành công nghiệp sản xuất thịt sẽ làm gia tăng các mối nguy cơ lây nhiễm bệnh từ động vật sang người trong tương lai.
Mật độ chăn nuôi dày đặc và khu chăn nuôi gần với hộ gia đình đang làm gia tăng nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người. |
Trong báo cáo "Nền công nghiệp sản phẩm động vật và hiểm họa sức khỏe" (World Industrial Animal Production and Health Threats), FAO cho biết, trước hết, đó là kết quả của mật độ chăn nuôi gia súc gia cầm quá dày đặc trong một không gian chật hẹp, trong khi hệ thống xử lý các chất thải chuồng trại thiếu kém.
Nhu cầu tiêu thụ thịt và gia cầm gia tăng góp phần thúc đẩy sự lưu thông giữa con người và hàng hóa. Thị trường toàn cầu của các sản phẩm thịt heo và gia cầm đang nhanh chóng phát triển, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm tăng 4% trong vòng một thập kỷ qua.
Những mạng lưới sản xuất sản phẩm này ngày càng tập trung gần các thành phố lớn. Theo Giám đốc Thú y của FAO - ông Joseph Domenech, điều đó sẽ làm tăng khả năng lây truyền dịch bệnh từ súc vật sang người tại chỗ và lan rộng ra khắp mọi nơi trên thế giới.
Trong khi, căn bệnh cúm gia cầm do vi-rút H5N1 gây ra, với 200 người trên toàn cầu, và hiện vẫn là mối quan tâm của mọi quốc gia. Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO), cho biết, những loại vi-rút gây bệnh cúm khác đang lưu thông trong các quần thể gia súc và heo cũng cần phải được giám sát. Một vài vi-rút gây cúm hiện nay đang lan rộng ở gia cầm và một ít trên heo. Có nghĩa là, một đại dịch cúm trên người cũng đang chực chờ bùng nổ.
Các chuyên gia thú y khuyến cáo người dân không nên xây dựng chuồng trại và nơi chế biến các sản phẩm gia cầm ở quá gần nhà dân hay khu vực dành riêng cho chim hoang dã.
Ngoài ra, FAO kêu gọi các cơ sở chăn nuôi phải áp dụng các biện pháp an toàn sinh học cơ bản, như thường xuyên lau dọn và phun độc khử trùng, kiểm soát vệ sinh nhân viên và các phương tiện vận chuyển, tập huấn về an toàn sinh học.
Ý kiến bạn đọc